Các loài vi khuẩn phân lập được trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa nội, bệnh đa khoa tỉnh quảng trị (Trang 65 - 67)

Tổng hợp kết quả xét nghiệm vi khuẩn trong toàn mẫu nghiên cứu có 8 loài vi khuẩn được phân lập, với tổng số lần gặp là 38 lần. Trong đó, vi khuẩn Gram (-) chiếm đa số (78,9%) so với vi khuẩn Gram (+) (21,1%). Theo một số nghiên cứu của các tác giả khác: Quang Văn Trí, Ngô Thanh Bình (2008) tỷ lệ vi khuẩn Gram (-) chiếm 68,75% và Gram (+) là 31,25% [20]; Nguyễn Thị Đại Phong (2003) tỷ lệ vi khuẩn Gram (-) chiếm 79,1% và Gram (+) là 20,9% [18]; Nguyễn Thanh Hồi (2002), tỷ lệ Gram (-) chiếm 81,6% và Gram (+) là 18,4% [13]; kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đối hợp phù hợp với các tác giả đã nêu trên. Kết quả này sẽ góp phần giúp cho việc định hướng sử dụng kháng sinh cho phù hợp với phổ tác dụng trong điều trị bằng kinh nghiệm.

3 loài vi khuẩn gặp với tỷ lệ cao là: K.pneumoniae (23,8%), P.aeruginosa (21,1%), S.pneumoniae (18,5%).

Các tài liệu chính thức đều chỉ ra các tác nhân gây bệnh điển hình thường là S.pneumoniae, H.influenzae và các tác nhân gây bệnh không điển hình chính gồm Legionella pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae [7],[14].

Nhưng hiện nay, mô hình vi khuẩn gây bệnh VPMPCĐ ở Việt Nam đã có sự thay đổi:

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hồi (2002) trên bệnh nhân VPMPCĐ do vi khuẩn hiếu khí tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai cho kết quả vi khuẩn:

55

42,1% K.pneumoniae; 13,2% P.aeruginosa; 10,5% H.influenzae; 10,5% S.pneumoniae [13].

Nghiên cứu của Trần Văn Ngọc (2004) trên bệnh nhân VPMPCĐ nhập khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả vi khuẩn: 23,9% M. catarrhalis; 21,7% H. influenzae; 17,4% S.pneumoniae; 10,9% K. pneumoniae; 9,7%

P.aeruginosa [17].

Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Chợ Rẫy (2005)cho kết quả các tác nhân vi khuẩn Gram (-) thường gặp nhất là H.inluenzae (25%) và M.catarrhalis (17%), các tác nhân khác gặp ít hơn là Pseudomonas spp.

(11%), Acinetobacter spp.(14%), K.pneumoniae (7%) [16].

Nghiên cứu của Trần Hạnh về khảo sát đặc điểm vi sinh vi khuẩn Gram (-) gây viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho thấy: thường gặp nhất là Pseudomonas spp, sau đó là các chủng H.influenzae, Klebsiella spp.,M.catarrhalis, Acinetobacter spp…[12].

Qua những nghiên cứu này cho thấy mặc dù hình ảnh của từng loại vi khuẩn là phụ thuộc vào từng địa phương và bệnh viện nhưng nhìn chung những tác nhân gây VPMPCĐ hay gặp nhất đã thay đổi, có sự xuất hiện nhiều của K.pneumoniae và P.aeruginosa, là những loài trước đây không hay gặp. Đây cũng là 2 loài gặp với tần suất cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, H.influenzae cũng là tác nhân gây

VPMPCĐ được phân lập nhưng tần suất gặp không nhiều như các nghiên cứu khác, điều này là do H.influenzae là vi khuẩn dù rất hay gặp nhưng rất khó mọc [21], yêu cầu cao về kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng và chuẩn bị môi trường, trong khi phòng vi sinh của bệnh viện có thể chưa thực sự phát triển.

Từ bảng 3.9 nhận thấy: Trong những bệnh nhân xét nghiệm vi khuẩn dương tính, số bệnh nhân bị nhiễm 1 loại vi khuẩn chiếm đa số (chiếm

56

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa nội, bệnh đa khoa tỉnh quảng trị (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)