Bàn luận về lựa chọn kháng sinh sau khi có kết quả kháng sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa nội, bệnh đa khoa tỉnh quảng trị (Trang 74 - 75)

Xét nghiệm vi khuẩn là một bằng chứng khẳng định nhiễm khuẩn, thêm vào đó là một căn cứ quan trọng giúp bác sỹ lựa chọn kháng sinh phù hợp với từng loại vi khuẩn dựa vào kết quả KSĐ [41], đây là cách tối ưu để đạt được hiệu quả điều trị, tránh việc dùng thuốc đã kháng gây tốn kém và kéo dài thời gian điều trị. Trong mẫu nghiên cứu, 10/13 bệnh nhân xét nghiệm vi khuẩn dương tính không dự đoán đúng vi khuẩn có thay đổi kháng sinh theo KSĐ, tỷ lệ này khá cao, phần nào cho thấy ý nghĩa của KSĐ.

Có 18 trên tổng số 31 bệnh nhân (chiếm 58%) được dự đoán đúng hướng điều trị, tức là kết quả vi sinh trả về cho thấy vi khuẩn không kháng với kháng sinh lựa chọn. Việc chỉ định KS ban đầu chủ yếu căn cứ vào độ nhậy cảm của vi khuẩn do các chương trình giám sát tính kháng thuốc Quốc gia (ở Việt

64

Nam là ASTS) hoặc do chính phòng xét nghiệm của bệnh viện công bố. Từ tỷ lệ dự đoán đúng trên cho thấy chương trình giám sát tính kháng thuốc của vi khuẩn và kết quả do phòng xét nghiệm Vi sinh công bố đã hỗ trợ cho các thầy thuốc trong việc điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn rất tốt. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Những trường hợp không dự đoán đúng chủ yếu là những trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng, vi khuẩn đã kháng với nhiều loại KS hoặc kết hợp 2 loại vi khuẩn.

Chỉ có 3/13 bệnh nhân xét nghiệm vi khuẩn dương tính không thay đổi việc sử dụng kháng sinh khi có kết quả KSĐ tức là vẫn tiếp tục sử dụng loại kháng sinh mà kết quả đã kháng thuốc. Một trường hợp dùng phác đồ: Cefotaxim + Amikacin + Metronidazol, sau khi xác định tác nhân gây bệnh là

P.aeruginosa, không phải vi khuẩn kỵ khí nhưng không cắt metronidazol. 2

trường hợp dùng amoxicillin/a.clavulanic + gentamicin và cefuroxim + gentamicin, khi kết quả vi sinh trả về cho thấy P.aeruginosa kháng với amoxicillin/a.clavulanic và cefuroxim nhưng không đổi phác đồ, thống kê tỷ lệ kháng 2 thuốc này của P.aeruginosa trong toàn mẫu nghiên cứu cũng là trên 80%, việc không đổi phác đồ theo KSĐ này đã dẫn đến kém đáp ứng điều trị nên ngày điều trị vì thế bị kéo dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa nội, bệnh đa khoa tỉnh quảng trị (Trang 74 - 75)