3.3.1.1. Đánh giá lựa chọn kháng sinh ban đầutheo HDĐT của Bộ Y tế
HDĐT của Bộ Y tế có phác đồ cụ thể cho từng đối tượng bệnh nhân (có thể điều trị ngoại trú, điều trị nội trú tại khoa Nội và khoa Hồi sức cấp cứu). Kết quả đánh giá việc lựa chọn phác đồ kháng sinh ban đầu theo HDĐT của Bộ Y tế được trình bày ở hình 3.1:
Hình 3.1. Sự lựa chọn kháng sinh ban đầu so với khuyến cáo
Nhận xét:
9%
91%
Theo KC
49
Đa số phác đồ là không theo khuyến cáo, chiếm đến 91%, bao gồm 3 nguyên nhân sau:
- Dùng 1 kháng sinh hoặc hơn 2 kháng sinh trong 1 phác đồ, trong khi khuyến cáo là phối hợp 2 kháng sinh: 1 thuộc nhóm β-lactam, 1 thuộc nhóm macrolid.
- Thay vì dùng macrolid trong phác đồ phối hợp với β-lactam thì lại dùng aminosid và quinolin.
- Sử dụng β-lactam không đúng loại được khuyến cáo: cụ thể dùng ceftriaxon và ceftazidim thay vì dùng amoxicillin, amoxicillin/clavulanic, cefuroxim hoặc cefotaxim.
Số phác đồ theo khuyến cáo chỉ chiếm 9%, tỷ lệ này là quá thấp.
3.3.1.2. Lựa chọn kháng sinh sau khi có kết quả kháng sinh đồ
Bảng 3.22. Lựa chọn kháng sinh sau khi có kết quả kháng sinh đồ
Chỉ tiêu Số BN Tỷ lệ % Dự đoán đúng (với kq KSĐ) 18 58 Không dự đoán đúng (42%) Đổi phác đồ phù hợp 10 32,3 Không đổi phác đồ 3 9,7 Tổng 31 100,0
Ghi chú: Ở những bệnh nhân đồng thời có nhiều vi khuẩn bao gồm cả chủng kháng và chủng nhạy thì xác định theo vi khuẩn kháng.
Nhận xét:
Có 18 trên tổng số 31 bệnh nhân (chiếm 58%) được dự đoán đúng hướng điều trị, tức là kết quả vi sinh trả về cho thấy vi khuẩn không kháng với kháng sinh lựa chọn.
Chỉ có 3/13 trường hợp không thay đổi việc sử dụng kháng sinh khi có kết quả KSĐ tức là vẫn tiếp tục sử dụng loại kháng sinh mà kết quả đã kháng thuốc.
50