Hòa âm bốn bè – Hệ thống chức năng của các hợp âm ba

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 136 - 138)

D dur F# moll Eb dur C# moll G# moll

7.1.Hòa âm bốn bè – Hệ thống chức năng của các hợp âm ba

Hòa âm 4 bè là lối trình bày hợp âm theo bốn bè tương ứng với bốn giọng của hợp xướng (Soprano, Alto, Tenor, Bass). Bè cao nhất (soprano) được gọi là

bè giai điệu và bè thấp nhất (bass) được gọi là bè trầm. Ký hiệu : Hòa thanh bốn bè được viết trên 2 dòng kẻ nhạc; mỗi dòng trình bày hai bè, bè trên đuôi nốt quay lên, bè dưới đuôi nối quay xuống. Dòng trên dùng khóa Sol; dòng dưới dùng khóa Fa.

Hợp âm ba khi trình bày vào hòa âm bốn bè phải tăng đôi một âm trong số các âm của hợp âm. Thông thường là tăng đôi âm 1 (âm gốc). Âm tăng đôi có thể đặt vào bất cứ bè nào trong ba bè trên.

Khi viết hợp âm vào bốn bè hòa âm, có nhiều cách sắp xếp. Người ta căn cứ vào khoảng cách giữa các bè của tầng trên (Soprano, Alto, Tenor) mà định ra cách sắp xếp hòa âm như sau:

-Xếp rộng: Khoảng cách giữa các bè ở ba bè trên từ quãng 5 đến quãng 8 -Xếp hẹp : Khoảng cách giữa các bè ở ba bè trên không quá quãng 4

* Lưu ý: cho dù hợp âm được xếp theo kiểu nào thì hai cặp bè kế tiếp ở tầng trên cũng không được cách nhau quá một quãng 8, khoảng cách giữa bè Ténor và bè Basse không được cách nhau quá hai quãng 8; đồng thời không được cho các bè chéo nhau (bè soprano luôn luôn cao nhất, sau đó đến Alto rồi đến Teno và thấp nhất là bè Bass).

137 Công năng hòa thanh là vai trò và chức năng của các hợp âm trong điệu thức: mỗi hợp âm có một chức năng riêng. Những hợp âm ba được xây dựng trên bậc I, IV và V của điệu thức gọi là hợp âm ba chính. Các hợp âm này gồm đủ các âm trong điệu thức.

• Hợp âm chủ : (ký hiệu T-bậc I): là hợp âm có chức năng ổn định nhất, là trung tâm của điệu thức.

• Hợp âm Hạ át : (ký hiệu S-bậc IV): là hợp âm có chức năng không ổn định vừa.

• Hợp âm Át : (ký hiệu D-bậc V): là hợp âm có chức năng không ổn định nhất, tính chất căng thẳng của nó bao giờ cũng đòi hỏi phải giải quyết vào hợp âm chủ ổn định.

Những hợp âm ba được xây dựng trên các bậc còn lại (bậc II, III, VI, VII) là hợp âm ba phụ. Thực chất, những hợp âm này cách một quãng 3 ở trên và một quãng 3 ở dưới của các hợp âm ba chính. Vì vậy, chúng có hai âm chung với hợp âm ba chính của nó. Do đó, về mặt chức năng, các hợp âm ba phụ có quan hệ rất gần gũi với hợp âm ba chính.

138 Hệ thống chức năng và tính chất các hợp âm ba trong điệu trưởng tự nhiên:

Hệ thống chức năng và tính chất các hợp âm ba trong điệu thứ hòa âm:

Sự nối tiếp điển hình của các hợp âm ba chính là T-S-D-T được thiết lập dựa trên tính chất ổn định của hợp âm khi chuyển động, phù hợp với sức hút hòa thanh của các âm trong điệu thức: từ hợp âm chủ (T) đi đến hợp âm không ổn định vừa (S) và di chuyển sang hợp âm không ổn định nhất, tính chất căng thẳng (D), và từ đây, tạo nên nhu cầu phải giải quyết về hợp âm chủ (T).

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 136 - 138)