TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH
2.1.4. Cách viết nốt nhạc
Đối với tác phẩm một bè, các nốt từ dòng kẻ thứ ba trở lên sẽ viết đuôi nốt hướng xuống, các nốt từ dòng kẻ thứ ba trở xuống sẽ viết đuôi nốt hướng lên. Như vậy, nốt ở dòng kẻ thứ ba có thể viết đuôi hướng lên hoặc hướng xuống tùy ý.
Móc của các nốt móc có đuôi nốt hướng lên hoặc hướng xuống luôn
luôn được đặt bên phải của đuôi. Đuôi của nốt được kéo dài đến vị trí nốt cao hơn một quãng 8 của nốt đó (khoảng 3 dòng kẻ).
33 Đối với những nốt móc (móc đơn, móc kép…), trong một nhóm nốt có thể sử dụng đường thẳng ngang thay cho viết móc, nốt có bao nhiêu móc sẽ có bấy nhiêu đường thẳng.
Trong nhóm nốt móc có các cao độ khác nhau, người ta chọn vị trí thuận lợi nhất cho đuôi nốt và thay các móc bằng đường kẻ nối nhóm nốt.
Cách viết nốt cho lời ca: trong bài hát, mỗi nốt tương đương với một từ của lời ca (được viết rời ra cho từng từ trong lời ca). Trường hợp lời ca có dấu luyến, ta được phép dùng các đường thẳng nối liền thay cho các dấu móc.
Trong một bản nhạc có hai bè được viết trên cùng một dòng nhạc thì nốt của bè trên viết đuôi lên, nốt bè dưới viết đuôi xuống. Trong trường hợp này nếu cả hai bè cùng một tiết tấu, đôi lúc, người ta cho 2 bè cùng một đuôi. Nếu trong khuôn nhạc có ba bè hoặc nhiều hơn và tiết tấu giống nhau thì có thể viết đuôi chung. Nhưng, cũng có thể viết đuôi về hai hướng khác nhau hoặc khi tiết tấu các bè khác nhau thì nhất thiết phải được viết theo các hướng khác nhau.
34 Nếu các bè có dấu nối thì chiều cong của dấu nối cùng chiều với đuôi nốt (chiều cong cùng hướng với bè)