- Quãng đơn: là quãng trong phạm vi một quãng 8.
ĐIỆU THỨC – GIỌNG
4.1 Điệu thức – Âm ổn định và âm không ổn định
Điệu thức: là hệ thống mối tương quan về cao độ của các âm thanh trong một giai điệu hay một bản nhạc. Nói cách khác, điệu thức là mối tương quan giữa các âm ổn định và các âm không ổn định trong một giai điệu hay trong một tác phẩm âm nhạc.
Âm ổn định là những âm thanh mang tính chất như những điểm tựa của giai điệu. Âm không ổn định thường khi vang lên có cảm giác bị hút dẫn về các âm ổn định liền kề.
Việc hút từ các âm không ổn định về các âm ổn định gọi là giải quyết. Trong điệu thức các âm ổn định là âm bậc I, âm bậc III và âm bậc V trong đó âm bậc I còn được gọi là âm chủ. Các âm không ổn định là các âm bậc II, IV, VI, VII
Ở đoạn nhạc trên, ta thấy nổi rõ lên ba âm: Do, Mi và Sol; chúng chính là các âm ổn định. Hai âm khác trong đoạn nhạc này là âm La và âm Re, chúng là những âm không ổn định, do đó bị hút về các âm ổn định liền kề nó. Âm chủ trong đoạn nhạc trên là âm Do, được xem là chỗ tựa chủ yếu cho toàn bộ giai điệu.
69 Trong nền âm nhạc chuyên nghiệp và âm nhạc dân gian của các nước trên thế giới, có nhiều dạng điệu thức khác nhau. Đó là các loại điệu thức năm âm, bảy âm, mười hai âm… Tuy nhiên, dạng điệu thức bảy âm (trưởng và thứ) được dùng phổ biến nhất.
Các bậc của điệu thức
Giống như các bậc của thang âm, các bậc trong điệu thức cũng được ký hiệu bằng số La Mã, tên gọi của các bậc như sau:
Bậc I: Âm chủ Kí hiệu: T (viết tắt từ chữ Tonique) Bậc II: Âm dẫn xuống Subtonique (Super Tonic – E.)
Bậc III: Âm trung Kí hiệu: m (viết tắt từ chữ Mediante - E) Bậc IV: Âm hạ át Kí hiệu: S (viết tắt từ chữ Susdominant - E) Bậc V: Âm át Kí hiệu: D (viết tắt từ chữ Dominant - E) Bậc VI: Âm hạ trung Sub Mediante - E
Bậc VII: Âm dẫn lên Note sensible (Leading note – E.)
Trong các bậc của điệu thức, bậc I, bậc IV và bậc V là các bậc chính. Các bậc còn lại là bậc II, III, VI, VII là các bậc phụ.