Khái niệm về chuyển giọng

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 95 - 98)

I V V V V V= VV * Dấu hóa dùng để nâng âm bậc V lên nửa cung là dấu hóa bất thường.

QUAN HỆ HỌ HÀNG GIỮA CÁC GIỌNG

5.3.1 Khái niệm về chuyển giọng

Chuyển giọng là sự thay đổi giai điệu hay một tác phẩm âm nhạc từ một giọng này sang giọng khác, không thay đổi hoặc có thay đổi điệu thức. Chuyển giọng là một thủ pháp sáng tác âm nhạc có ý nghĩa nghệ thuật cao, góp phần tạo nên sự phong phú về màu sắc âm nhạc cho tác phẩm. Các hình thức chuyển giọng được áp dụng rộng rãi và đa dạng trong các tác phẩm âm nhạc thuộc nhiều thời đại và trường phái khác nhau.

Tiến trình chuyển giọng thường được thể hiện ra ngoài bằng những dấu hóa mới xuất hiện ở giai điệu (dấu hóa bất thường hoặc hóa biểu). Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần xem xét cả giai điệu và phần đệm vì dấu hóa bất thường lại xuất hiện ở các hợp âm phần đệm. Tương quan các giọng trong chuyển giọng cũng giống như tương quan các âm trong điệu thức.

96 Các hình thức chuyển giọng cơ bản: (1) chuyển giọng hoàn toàn; (2) chuyển tạm (hay còn gọi là ly điệu); (3) Nhảy giọng;

Chuyển giọng hoàn toàn: Giai điệu hoặc bản nhạc chuyển đến giọng mới ổn định, được củng cố thêm về hòa âm và thường kết thúc đoạn nhạc hoặc bản nhạc ở giọng mới.

Chuyển giọng tạm (ly điệu): Giai điệu hoặc bản nhạc chuyển sang giọng mới nhưng chỉ trong một thời gian ngắn và không có giai đoạn củng cố giọng mới. Sau chuyển giọng tạm, giai điệu có thể quay về giọng cũ hoặc tiếp tục chuyển giọng tạm sang một giọng mới khác.

97

Nhảy giọng: trường hợp thay đổi tính chất điệu thức giữa 2 giọng cùng chủ âm không phải là chuyển điệu mà là chuyển thể vì trung tâm điệu tính không thay đổi (ví dụ như sự biến đổi từ giọng Đô Trưởng qua giọng Đô thứ)

98

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)