Giới thiệu một số điệu thức năm âm

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 78 - 80)

I V V V V V= VV * Dấu hóa dùng để nâng âm bậc V lên nửa cung là dấu hóa bất thường.

4.5. Giới thiệu một số điệu thức năm âm

Điệu thức năm âm là điệu thức chỉ có 5 âm được xây dựng trên 5 bậc, do đó còn được gọi là điệu thức 5 âm hay điệu thức ngũ cung.

Ở Việt Nam chúng ta có các loại điệu thức 5 âm thường dùng sau: 4.5.1 Một số thang âm nhạc truyền thống miền Bắc

Thang âm điệu thức Bắc: * Hình thức I

* Hình thức II

* Hình thức III

Thang âm điệu thức Bắc thường có màu sắc trong sáng, vui tươi. Thang âm điệu thức Nam:

* Hình thức I

* Hình thức II

Thang âm điệu thức Nam thường mang tính chất buồn.

Đây là các thang âm chính trong âm nhạc cổ truyền. Để tạo ra màu sắc riêng biệt của mỗi làn điệu và tính chất âm nhạc của các vùng miền, khi diễn, tấu cần thực hiện các kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy… Những kỹ thuật tô

79 điểm các bậc trong thang âm khác nhau sẽ tạo những thang âm có âm điệu khác biệt, trong âm nhạc cổ truyền còn gọi là “hơi”, “điệu” (có tài liệu gọi là “điệu thức”). Ví dụ: hơi Bắc, hơi Nam, hơi Oán, hơi Xuân; điệu hát ru Bắc, ru Nam hay điệu Sa Mạc...

Ví dụ: Trích bài “Cò lả” dân ca Quan họ Bắc Ninh - thang âm điệu thức Bắc I (sưu tầm ghi âm: Nguyễn Ngọc Oánh, trích sách Dân ca Việt Nam, NXB Âm nhạc, năm 1960)

Thang âm điệu Bắc I tương ứng với giọng Đô:

Con cò cò bay lả lả bay la bay

Từ từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng. Tình tính

Tang tang tính tình, duyên tình rằng, duyên tình ơi! Rằng có

Nhớ, nhớ hay không? Rằng có nhớ nhớ hay không?

Thang âm điệu hát ru miền Bắc cũng sử dụng thang âm “Bắc I” nhưng các âm được rung là bậc I và III

Hát ru miền Bắc (giọng C) - Mỹ Liêm ký âm theo đĩa CD “Hát ru”, Viện Âm nhạc

80

À a à hà ời À a a à ơi Cái ngủ

Thang âm sử dụng trong ngâm thơ theo điệu Bồng Mạc cũng là thang âm điệu thức Nam II, thang âm Bồng Mạc khác với Sa Mạc ở chỗ: thang âm Bồng Mạc không có quãng ba trung mà là quãng ba trưởng nằm giữa hai quãng ba thứ, dấu rung của điệu Bồng Mạc là bậc I, bậc V và được trình bày như sau:

Cùng là thang âm điệu Nam II nhưng với làn điệu Sa Mạc, phải rung ở bậc II và bậc V, mổ bậc II, V, VI.

Câu ca dao “Trèo lên câu bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Qua giọng ngâm của NSUT. Hồng Vân diễn ngâm trên điệu Sa mạc, NSUT. Thanh Hòa ký âm2:

Trèo lên cây bưởi hái hoa (i….)

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân (i…)

Thang âm của đoạn ngâm trên (rung ở bậc II – Do và V – Sol)

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)