Nhịp, tiết nhịp, phách:

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 35 - 37)

TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH

2.3.1. Nhịp, tiết nhịp, phách:

Âm nhạc là sự tiếp nối các âm thanh vang lên, là sự tiếp diễn có tổ chức về thời gian của âm thanh. Trong sự chuyển động của các âm thanh, một số âm được vang lên mạnh hơn, tạo nên sự đều đặn, lặp lại giữa các âm vang

36 mạnh và các âm vang nhẹ hơn, là những chu kỳ thời gian trong một bản nhạc. Các âm vang lên mạnh hơn gọi là trọng âm. Trọng âm hoàn toàn có thực, tồn tại trong vật lý âm thanh hoặc do cảm giác của người diễn tấu.

Như vậy, trọng âm: là âm vang lên mạnh hơn các âm khác trong mỗi chu kỳ chuyển động của âm thanh.

Tiết nhịp là sự nối tiếp các âm thanh với những khoảng thời gian trường độ bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm, được lặp lại một cách chu kỳ.

Những khoảng thời gian trường độ bằng nhau có trọng âm hoặc không có trọng âm để hình thành tiết nhịp, gọi là phách. Như vậy, phách: là những trường độ bằng nhau được hình thành trong tiết nhịp. Phách có trọng âm gọi là phách mạnh và phách không có trọng âm gọi là phách nhẹ (còn gọi là phách yếu).

Trọng âm – phách mạnh phần lớn diễn ra theo một chu kỳ đều đặn, tức là được nhắc lại qua một số phách bằng nhau, ví dụ qua một phách, hai phách, ba phách… Nói cách khác, các phách trong tiết nhịp thể hiện chu kỳ trường độ khác nhau, thể hiện các loại nhịp khác nhau.

Nhịp là sự thể hiện tiết nhịp bao gồm chu kỳ của tất cả số phách trong tiết nhịp. Nói cách khác, nhịp là phần nhỏ của tác phẩm âm nhạc bắt đầu từ phách mạnh và kết thúc trước phách mạnh sau đó, là những đơn vị thời gian được chia đều trong một bài nhạc. Nhịp được biểu hiện bằng ô nhịp. Ô nhịp được giới hạn bởi hai vạch nhịp. Nhịp được ký hiệu bằng số chỉ nhịp.

2.3.2. Vạch nhịp:

Là đường thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc để phân chia các nhịp với nhau, làm ranh giới cho ô nhịp. Đường thẳng đứng này được vẽ từ dòng kẻ thứ nhất đến dòng kẻ thứ năm của khuông nhạc.

37

Vạch nhịp có 2 loại:

- Vạch nhịp đơn: là vạch nhịp chỉ có một đường thẳng dùng để ngăn các ô nhịp với nhau. Ô nhịp là một phần nhỏ của tác phẩm được giới hạn bởi hai vạch nhịp hai bên.

- Vạch nhịp kép (vạch đôi): là hai đường thẳng, dùng để bắt đầu một đoạn nhạc mới hay kết thúc một đoạn nhạc; dùng để thay đổi khóa nhạc hoặc thay đổi số chỉ nhịp. Khi kết thúc bài nhạc, ta dùng vạch đôi có đường thẳng bên phải đậm hơn đường thẳng bên trái.

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)