Ký hiệu các dạng âm tô điểm

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 151 - 154)

- Arpeggio (arpeggiato, hợp âm rải) là diễn tấu các âm trong một hợp âm một cách liên tiếp, lần lượt từ âm thấp lên âm cao thật nhanh Có hai kiểu

3. Ký hiệu các dạng âm tô điểm

a. Dấu lượn (Grupetto – Pháp, Ý; turn – tiếng Anh), còn được gọi là “láy chùm”: là một nhóm gồm nhiều nốt nhỏ dùng để tô điểm một nốt chính. Dấu chùm”: là một nhóm gồm nhiều nốt nhỏ dùng để tô điểm một nốt chính. Dấu lượn có thể được đặt ở trước, phía trên, phía dưới hoặc ở sau âm chính. Vì âm điệu do các nốt trong nhóm âm “láy chùm” này lượn lên và vòng xuống (hoặc ngược lại) trước khi kết thúc ở nốt chính nên người ta gọi là “dấu lượn”. Các âm trong nhóm “láy chùm” này gồm âm chính, các âm thêu trên và thêu dưới, được sắp xếp như những hình nốt nhỏ âm láy, được thể hiện bằng 2 dấu chính, đặt ngay trên nốt chính hoặc giữa hai âm của giai điệu:

152 Dấu lượn đặt giữa 2 nốt khác cao độ: dấu lượn gồm 4 nốt nhỏ, diễn tấu trước nốt chính thứ hai, thuộc trường độ của nốt chính thứ nhất

Dấu lượn đặt sau nốt có chấm hoặc giữa hai nốt có cùng cao độ: dấu lượn gồm 3 nốt nhỏ.

Dấu lượn có dấu hóa, được đặt ở trên hoặc dưới dấu lượn. Dấu hóa đặt ở trên dấu lượn, thì diễn tấu nốt nhỏ thêu cao hơn nốt chính phải mang dấu hóa được ghi; Dấu hóa đặt dưới dấu lượn thì diễn tấu nốt nhỏ thêu thấp hơn nốt chính phài mang dấu hóa được ghi. Cũng có trường hợp dấu lượn mang cả 2 dấu hóa ở trên và ở dưới:

153 Có nhiều cách thức để diễn tấu dấu lượn, nhất là trong thời kỳ âm nhạc Baroque (1560 -1740), do chú trọng kỹ thuật tô điểm giai điệu. Dấu lượn còn được sử dụng tùy theo mỗi tác giả.

a/

Diễn nhanh:

Diễn vừa phải:

Diễn chậm: b/ Diễn nhanh: Diễn chậm: c/ Diễn nhanh: Diễn chậm:

154

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)