Các hình thái tiến hành giai điệu

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 121 - 124)

I V V V V V= VV * Dấu hóa dùng để nâng âm bậc V lên nửa cung là dấu hóa bất thường.

6 Tính chất cũng giống như âm thêu trong tiến hành các hợp âm – Hòa âm, là nhưng âm cao hoặc thấp hơn âm chính một quãng 2 trưởng (hoặc thứ), nhưng âm “thêu” ở đây mang tính luyến láy, diễn tấu rất nhanh,

6.5.2 Các hình thái tiến hành giai điệu

Giai điệu được xây dựng bởi sự tổng hợp của nhiều hình thái khác nhau. Đường nét chuyển động của giai điệu được hình thành bởi quan hệ giữa các bước đi liền bậc và cách bậc. Chuỗi bước đi liền bậc thường tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển của giai điệu. Chuỗi bước đi cách bậc (đặc biệt là nhảy quãng xa liên tục) thường tạo cho giai điệu âm hưởng căng thẳng hoặc cương nghị, khỏe khoắn.

Ví dụ: Giai điệu bài Romance viết cho Guitar (bước liền bậc) và Giai điệu chủ đề Sonate viết cho Piano của Beethoven (bước cách bậc)

122 Một giai điệu thường là sự kết hợp giữa các bước đi liền bậc với các bước nhảy quãng. Thông thường, sau một đoạn tiến hành liền bậc sẽ là một bước nhảy ngược hướng với bước đi liền bậc và ngược lại.

Ví dụ: Giai điệu bài Waltz no. 2- D. Schostakovich

Đường nét chuyển động của giai điệu thường theo các hướng sau: Chuyển động đi lên;

Chuyển động đi xuống; Chuyển động đi ngang.

Tuy nhiên, khó có thể tìm thấy một giai điệu nào chỉ sử dụng 1 hướng đi. Giai điệu thường là sự kết hợp các đường nét đi lên và đi xuống, tạo nên đường chuyển động theo hình làn sóng.

Ví dụ: Giai điệu bài The Swan (Chim Thiên Nga) trong tổ khúc dàn nhạc The Carnival of the Animals (Vũ hội muông thú) của Camille Saint- Saens.

123 Khi làn sóng giai điệu đi đến điểm cao nhất và khi đó lại trùng với sự tăng cường về độ mạnh thì gọi là cao trào. Trong một giai điệu, có thể có nhiều cao trào bộ phận để dẫn dắt đến cao trào chính, thể hiện sự căng thẳng nhất của giai điệu.

124

Một phần của tài liệu Lý thuyết âm nhạc cơ bản (Trang 121 - 124)