I V V V V V= VV * Dấu hóa dùng để nâng âm bậc V lên nửa cung là dấu hóa bất thường.
6 Tính chất cũng giống như âm thêu trong tiến hành các hợp âm – Hòa âm, là nhưng âm cao hoặc thấp hơn âm chính một quãng 2 trưởng (hoặc thứ), nhưng âm “thêu” ở đây mang tính luyến láy, diễn tấu rất nhanh,
6.5.4 Một vài thủ pháp phát triển giai điệu
Giai điệu có rất nhiều cách phát triển khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc và đặc điểm âm nhạc, hình thức và thể loại âm nhạc, đối tượng khán giả…. Tuy nhiên, có 1 số thủ pháp phát triển giai điệu được sử dụng tương đối phổ biến:
a. Thủ pháp nhắc lại: Một đoạn nhạc sau khi kết thúc câu 1, câu 2 gần như nhắc lại y nguyên câu 1, chỉ khác nhau ở phần kết. Câu 1 thường kết ở âm Át hoặc một âm không phải âm chủ; Câu 2 thường kết hoàn toàn ở âm chủ. Do đó, tạo nên mối quan hệ mang tính chất hỏi đáo giữa hai câu của một đoạn nhạc
Thủ pháp này thường dùng trong các tác phẩm thể loại hành khúc, nhảy múa… Nó có tính chu kỳ, tạo nên sự thống nhất cao của hình tượng âm nhạc trong đoạn nhạc.
126
b. Thủ pháp nhắc lại có thay đổi: Đây là thủ pháp mà trong đó câu 2 nhắc lại không nguyên xi xâu 1. Sự thay đổi này thường thể hiện bằng sự xuất hiện các chi tiết mới trong giai điệu, hòa thanh, tiết tấu, độ mạnh nhẹ…
Có nhiều cách nhắc lại có thay đổi:
• Làm phong phú thêm giai điệu bằng cách sử dụng âm ngoài hợp âm và các dạng âm tô điểm.
127
• Câu 2 sau khi nhắc lại phần đầu câu 1 lại được phát triển khác đi so với câu 1. Sự phát triển này là cần thiết vì đây là điều kiện dẫn dắt giai điệu đạt tới cao trào của đoạn nhạc.
Ví dụ: Giai điệu bài Sầu muộn (Tristesse) viết cho piano của F. Chopin
c. Thủ pháp mô tiến
Giai điệu được xây dựng trên cơ sở 1 nhân tố âm nhạc được phát triển bằng cách nhắc lại nhiều lần theo kiểu mô tiến. Thủ pháp mô tiến này không chỉ diễn ra ở phần giai điệu mà còn ở phần hòa âm đệm.
128 Ví dụ: Tác phẩm Duyên dáng (Grace) viết cho piano của Burgmuller
d. Thủ pháp phát triển âm điệu: Đây là thủ pháp mà ở 1 đoạn nhạc, câu 2 không nhắc lại câu 1 mà tiếp tục phát triển ý nhạc mới. Thủ pháp này tạo cho cả 2 câu của đoạn nhạc sự phát triển liên tục, chặt chẽ. Ở đây, giai điệu mặc dù thiếu tính chu kỳ nhưng lại rất phong phú về mặt âm điệu. Thủ pháp này thường dùng trong tác phẩm có tính trữ tình hay những chủ đề có tính căng thẳng, kịch tính, phát triển liên tục.
129
6.6. BÀI TẬP CHƯƠNG 6
CÂU HỎI GỢI Ý THẢO LUẬN VÀ ÔN BÀI 1. Thế nào là Chồng âm, thế nào là Hợp âm?
2. Thế nào là hợp âm ba? Tên gọi của từng âm trong hợp âm ba
3. Trình bày cấu trúc từng dạng hợp âm ba. Trong các hợp âm này, hợp âm ba nào thuận và hợp âm ba nào nghịch? Vì sao?
4. Thế nào là thể nguyên vị (thể gốc) của hợp âm ba? Hợpp âm ba có mấy thể đảo?
5. Các thể đảo của hợp âm ba: tên gọi và ký hiệu?
6. Các hợp âm ba thuận và hợp âm ba nghịch cùng tên gọi? 7. Trình bày cấu trúc hợp âm ba Trưởng
8. Trình bày cấu trúc hợp âm ba thứ 9. Trình bày cấu trúc hợp âm ba tăng 10. Trình bày cấu trúc hợp âm ba giảm
11. Các hợp âm ba chính của điệu thức xây dựng trên bậc nào? 12. Trình bày ký hiệu và tên gọi của các hợp âm ba chính? 13. Các hợp âm ba phụ của điệu thức xây dựng trên bậc nào? 14. Cách gọi tên và ký hiệu của các hợp âm phụ?
15. Trình bày các hợp âm ba chính trong giọng trưởng tự nhiên và giọng thứ Tự nhiên?
16. Trình bày các hợp âm ba chính trong giọng trưởng hòa âm và giọng thứ hòa âm?
17. Các hợp âm phụ ở giọng trưởng và thứ tự nhiên là các hợp âm gì? (là hợp âm ba trưởng, thứ, tăng hay giảm?)
18. Trình bày các dạng của hợp âm phụ ở giọng trưởng hòa âm và thứ hòa âm?
19. Các nhóm công năng được thành lập theo quy tắc nào? Trong mỗi giọng có mấy nhóm công năng? Mỗi nhóm công năng gồm những hợp âm nào? 20. Thế nào là hợp âm bảy? Tên gọi của từng âm trong hợp âm bảy
130 21. Hợp âm bảy có mấy thể đảo? Tên của các thể đảo được gọi dựa trên cơ sở
nào?
22. Các thể đảo của hợp âm bảy: tên gọi và ký hiệu? 23. Trình bày về hợp âm bảy át: cấu trúc, các thể đảo 24. Trình bày về hợp âm bảy dẫn: cấu trúc, các thể đảo
25. Ngoài hợp âm bảy át còn thường gặp những hợp âm bảy nào? Chúng được xây dựng trên các bậc nào của giọng?
26. Âm ngoài hợp âm là gì?
27. Hãy kể tên và nêu đặc điểm của các loại âm ngoài hợp âm? 28. Trình bày ý nghĩa của giai điệu trong âm nhạc
29. Cao trào của giai điệu được thể hiện ở những yếu tố nào? 30. Các loại thủ pháp phát triển giai điệu? Cho ví dụ cụ thể
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Thành lập hợp âm ba trưởng và các thể đảo từ các âm 1 sau:
131 3. Thành lập hợp âm ba tăng và các thể đảo từ các âm 1 sau:
4. Thành lập hợp âm ba giảm và các thể đảo từ các âm 1 sau:
5. Xác định tên các hợp âm ba sau đây:
6. Thành lập các hợp âm ba có tên sau đây: C, D, E, F, G, A, Cm, Dm, Em, Fm, Gm.
7. Xác định tên của các hợp âm bảy dưới đây”
8. Thành lập các hợp âm bảy có tên sau đây: C7, D7, E7, F7, G7.
9. Thành lập các hợp âm ba chính của các điệu thức sau và đánh trên đàn piano hoặc đàn phím điện tử:
C dur E moll A dur D moll Bb dur
132 10. Thành lập các hợp âm ba chính của các điệu thức sau và đánh trên đàn piano hoặc đàn phím điện tử:
Giọng Trưởng
Giọng thứ
11. Thành lập hợp âm bảy Át và các thể đảo từ các âm 1 sau:
12. Thành lập hợp âm bảy dẫn và các thể đảo từ các âm 1 sau:
13. Thành lập các hợp âm bảy Át của các điệu thức sau:
C dur E moll A dur D moll Bb dur