I V V V V V= VV * Dấu hóa dùng để nâng âm bậc V lên nửa cung là dấu hóa bất thường.
6 Tính chất cũng giống như âm thêu trong tiến hành các hợp âm – Hòa âm, là nhưng âm cao hoặc thấp hơn âm chính một quãng 2 trưởng (hoặc thứ), nhưng âm “thêu” ở đây mang tính luyến láy, diễn tấu rất nhanh,
6.5.1 nghĩa của giai điệu trong tác phẩm âm nhạc
Trong tác phẩm âm nhạc, giai điệu chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó có thể diễn đạt được nội dung cơ bản cũng như hình tượng chính của tác
119 phẩm. Giai điệu được hình thành trên cơ sở nối tiếp nối tiếp các âm thanh ở một bè theo một trật tự nhất định, trong đó có tổ chức về phương diện điệu thức, hòa thanh, tiết tấu, tiết nhịp và nhịp độ.
Nội dung một tác phẩm âm nhạc có thể được truyền đạt bằng một giai điệu. Giai điệu này có thể có lời (ca khúc) hoặc không lời (tác phẩm khí nhạc). Khi có lời ca, nội dung của giai điệu được thể hiện một cách cụ thể hơn. Điều này được thể hiện rõ trong các tác phẩm viết cho thanh nhạc hoặc những bài dân ca. Đối với dân ca, lời hát không chỉ tô đậm nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện rõ đặc điểm riêng về văn hóa, tín ngưỡng, tập quán, địa lý vùng miền…
Ngôn ngữ và Âm nhạc truyền thống Việt Nam chính là kho tàng vô tận cho các nhạc sĩ khai thác, sử dụng là cơ sở cho giai điệu trong tác phẩm của mình. Một số cách xây dựng giai điệu thường gặp:
a. Dùng gần như nguyên mẫu làn điệu dân ca hoặc âm nhạc cổ truyền để xây dựng giai điệu. Cách làm này giúp người nghe dễ dàng cảm nhận được tính dân tộc trong tác phẩm khí nhạc. Khán giả có thể nhận ra các làn điệu dân ca quen thuộc trong nhiều giao hưởng của các tác giả tên tuổi của khí nhạc Việt Nam như: Nguyễn Văn Nam, Vĩnh Cát, Nguyễn Thị Nhung, Doãn Nho, Nguyễn Xinh, Ngô Quốc Tính, Trần Trọng Hùng, Đỗ Dũng, Đỗ Hồng Quân… Ngược lại, các làn điệu dân ca hoặc âm nhạc cổ truyền được các tác giả Việt Nam sử dụng cũng hết sức đa dạng và phong phú, thuộc nhiều dân tộc, nhiều vùng miền, nhiều thể loại.
Ví dụ: Trong giao hưởng số 6 “Sài Gòn 300 năm” (1998), nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam đã sử dụng nguyên giai điệu bài dân ca Lý rẫy lý vườn (dân ca Sông Bé) để làm giai điệu chủ đề chính chương I.
120
b. Dùng thang âm/điệu thức/quãng đặc trưngđể xây dựng giai điệu.
Trong trường hợp này, tác giả không sử dụng nguyên mẫu một làn điệu dân ca hoặc âm nhạc cổ truyền nào khi xây dựng chủ đề, mà thể hiện tính dân tộc trong tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng qua những thang âm đặc trưng (như: thang âm ngũ cung không có bán âm của miền Bắc, thang âm ngũ cung có bán âm của Tây Nguyên, thang âm ngũ cung có ba bậc toàn cung trong quãng bốn tăng (triton) của miền Nam) hoặc sử dụng những quãng đặc trưng của âm nhạc dân gian Việt Nam.
Ví dụ: Giai điệu chủ đề khúc giao hưởng “Mùa xuân” trong Tổ khúc giao hưởng từ dân ca Việt Nam (2013), tác giả Đặng Hữu Phúc, được xây dựng trên thang âm và bước nhảy quãng đặc trưng của âm nhạc dân tộc vùng Tây Bắc.
c. Xây dựng giai điệu âm nhạc dựa trên ngữ điệu tiếng nói
Đây là trường hợp khá “hiếm hoi” trong âm nhạc giao hưởng Việt Nam cũng như giao hưởng thế giới. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế
121 giới có nhiều thanh điệu trong tiếng nói của mình. Do đó, tự bản thân mỗi câu nói đều có ngữ điệu riêng, lên bổng xuống trầm, rất gần với âm nhạc. Bằng cách “nhấn nhá” về cao độ (triển khai cao độ “cùng chiều” với ngữ điệu tiếng Việt) để xây dựng giai điệu.
Ví dụ: Giai điệu chủ đề của chương I, giao hưởng số 3 “Tặng các em bé mồ côi”- tác giả Nguyễn Văn Nam, chính là sự “âm nhạc hóa” tiếng rao hàng đêm khuya của người Mẹ: “Đậu xanh nấu đường đâyyyyy”