Ạ Nguồn gốc
Sau khi tiếp xúc vói tác nhân hoá ứng động, các phức hợp miễn dịch hoặc sau các hoạt động thực bào phức tạp, các bạch cầu đều có thể giải phóng các gốc dãn xuất oxy tự do.
^ Sinh tổng hợp và chuyển hoá
Sự sản xuất các chất này phụ thuộc vào sự hoạt hoá hệ thống oxy hoá NADPH và sinh ra Superoxyd. Superoxyd sẽ chuyển thành H2O2, OH* và các chất này kết họfp kết họfp với HCl tạo thành HCIO độc hoặc với NO thành dẫn xuất NO độc ( như HNO2). Các phương trình phản ứng xảy ra như sau:
NADPH oxydase
NADPH + 2 O 2 --- ► O2 + N A D F +
2 O2 + 2H2O --- ► 2H2O2
H2O2 + c r + --- ► HCIO + H2O
OH’ + NO --- ^ HNO2
Ạ Vai trờ trong viêm
• Gây tổn thương tế bào nội mô, làm tăng tứứi thấm thành mạch. Sau khi dính vào tế bào nội mô bị hoạt hoá, bạch cầu đa nhân không những sinh ra chất độc của chính nó mà còn kích thích quá ưình oxy hoá xanthm ở chính các tế bào nội mô và sinh ra nhiều Superoxyd.
• Khử hoạt tính của các antiprotease như a-chymotrypsin kèm theo hoạt hoá metalloproteinase, làm cho hoạt động của protease không có đối kháng và làm tăng sự phân huỷ chất mần gian bào.
• Gây tổn thương các tế bào khác như các tế bào u, hồng cầu, tế bào nhu mô.
Huyết thanh, các dịch mô và các tế bào đích có những cơ chế bảo vệ để giải độc các gốc dẫn xuất oxy tự do có hại. Các chất kháng chất oxv hoá gồm; protein huyết thanh, transferin, enzyme Superoxid dismutase, catalase, glutathion peroxidase. Như vậy
ảnh hưởng của các gốc dẫn xuất oxy tự do trong bất kì phản ứng viêm nào đều phụ thuộc vào sự cân bằng giữa sản xuất và khử hoạt động của các chất này bởi các tế bào và mô.
2.9. O xyd nitơ
Ạ Nguồn gốc: NO do tế bào nội mô sản xuất ra. Chất khí này có bản chất vật lý và sinh học của yếu tố giãn cơ có nguồn gốc nội mô (EDRF)- một yếu tố tác động tương đối ngắn gây giãn mạch.
Sinh tổng hợp và thoái hóa
NO được tạo thành do xúc tác của enzym nitric oxyd synthease (NOS). Phản ứng xảy ra như sau:
NO Svnthetase
2Arginin + 20\ + 3NADPH + 3H+ ---► 2citrulin + 2N0 + 2HC1 + 3NADP Có hai loại NOS. NOS ở tế bào nội mô và nơron có thể bị hoạt hoá nhanh chóng do tăng calci của bào tương với sự có mặt của calmodulin. Còn NOS của đại thực bào tăng hoạt động khi đại thực bào bị hoạt hoá bởi cytokin (INF-a) hoặc các tác nhân khác mà không cần tăng calci nội bào. Chủ yếu là dạng NOS cảm ứng (iNOS) tham gia vào phản ứng viêm. Tất cả các tế bào viêm đều bộc lộ dạng cảm ứng này của NOS khi đáp ứng với kích thích của cytokin.
NO có đời sống chỉ khoảng vài giây sau đó tham gia vào các phản ứng hoá học để gây tác dụng sinh học của mình nên khí này chỉ tác động khu trú trên các tế bào gần nơi nó sinh ra. Đây là tính đặc hiệu của NO.
^ Vai trò trong viêm
NO gắn với nửa hem trên guanilyl cyclase và hoạt hoá enzym này. Dưới tác động của các kinase, guanosin phosphat vòng được tăng sinh, gây giãn cơ trơn của huyết quản và hậu quả là giãn mạch, làm tăng tính thấm thành mạch, tăng sản xuất các PG viêm [54, 239]. Ngoài ra, NO còn làm giảm tụ tập và kết dính tiểu cầu.
NO do các đại thực bào sản xuất sẽ tác động như những gốc tự do là yếu tố độc tế bào với một số vi khuẩn, nấm, virus và tế bào u. tuy nhiên nếu các đại thực bào bị hoạt hoá sản xuất quá nhiều NO sẽ gây hại cho cơ thể như giãn mạch nặng và choáng trong shock nhiễm khuẩn. Các chất ức chế iNOS hiện nay đang được thử nghiệm trên lâm sàng để chống lại các tình trạng viêm như shock nhiễm khuẩn và viêm khớp.