AT-04 và MCoPIs

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh viêm và thuốc điều trị viêm (Trang 118 - 122)

- Sự hình thành

7. AT-04 và MCoPIs

AT-04 tách từ phổi bò và các peptid kháng khuẩn tách từ hạt gấc (MCoPIs) là hai chế phẩm ức chế protein do phòng công nghệ Enzym-Protein Trung tâm công nghệ sinh học- ĐH Quốc gia tách chiết và nghiên cứu ứng dụng trong điều trị viêm. Qua nghiên cứu thực nghiệm, chúng cho thấy tác dụng ức chế viêm: ức chế tăng tính thấm thành mạch, ức chế phù viêm cấp, viêm mạn và có tác dụng giảm đau đồng thời có độc tính thấp [27].

Phụ lục 4: Đ Ô N G Dược CHỐNG VIÊM

Phụ lục 4.1: M ột số dược liệu có tác dụng chống viêm

1. K im ngân

+ Tên khoa học: Lonicera japónica Caprifoliaceae.

+ Bộ phận dùng: hoa, phần trên mặt đất phơi hay sấy khô

+ Thành phần hóa học có tác dụng chống viêm: flavonoid toàn phần, saponin (loniceosid A và C).

+ Tác dụng và cơ chế

- Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, dịch chiết nước của cây kim ngân có tác dụng chống viêm thông qua ức chế vai trò trung gian dẫn truyền viêm của receptor được hoạt hóa bởi proteinase (PAR2). Receptor này làm tăng tính thấm thành mạch, tăng thâm nhiễm các tế bào viêm (bạch cầu đa nhân trung tính và ưa acid, tế bào mast). Vì thế dịch chiết kim ngân làm giảm tính thấm thành mạch, giảm thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính, ức chế đáng kể tác dụng của myeloperoxydase. Ngoài ra, kim ngân còn ức chế các tế bào viêm sản xuất các cytokin tiền viêm như TNF-a thông qua ngăn cản tiết TNF-a phụ thuộc NF-kB) [55].

- ở trong nước, Nguyễn Xuân Thắng và Lê Thị Diễm Hồng cũng đã thử nghiệm in vivo tác dụng chống viêm của dịch chiết flavonoid toàn phần của hoa cây kim ngân kết hợp với a-chymotrypsin. Kết quả cho thấy, sự hiệp đồng tác dụng của hai chất này đưa đến hiệu quả chống viêm tưong đương với một số hóa dược chống viêm trong nghiên cứu so sánh. Cơ chế có thể là do flavonoid kích hoạt tác dụng của a-chymotrypsin [14].

- Người ta cũng đã phân tách và thử nghiệm hai saponin triterpenoid là Lonicerosid A và c thấy có tác dụng chống viêm [75].

+ Chủ trị: Kim ngân hoa được dùng chủ yếu để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả, lỵ và viêm nhiễm đưòfng hô hấp trên như viêm amydan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm da, mụn nhọt, sưng vú, viêm ruột thừa, viêm màng kết do siêu vi... Gần đây trên cơ sở thực nghiệm, kim ngân được sử dụng mở rộng chữa có kết quả một số trường hợp viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trưòfng hợp dị ứng khác [26,77]. Liều dùng: 6-15 g, có thể đến 30 g.Người ta cũng dùng

cành và lá kim ngân. Những bộ phận này cũng có tác dụng tưofng tự kim ngân hoa. Liều dùng 10-30g.

2. H òe hoa

+ Tên khoa học; Sophora japónica Fabaceae.

+ Bộ phận dùng: nụ hoa hòe.

+ Thành phần hóa học có tác dụng chống viêm: Rutin (28%), quercetin (phần aglycon của ru tin).

+ Tác dụng dược lý: Rutin có tác dụng làm bền vững thành mạch. Quercetin có tác dụng chống viêm và chống ung thư. Nó tác động lên nhiều giai đoạn của chuyển hóa eicosanoid như: ức chế hoạt tính phospholipase A2, phong bế cả con đường

c o x và LOX của chuyển hóa acid arachidonic. Với nồng độ <= 15-40 |iM,

quercetin ức chế hoạt tính của COX-2 và LOX-5. Quercetin cũng là chất ức chế mạnh hoạt tính của COX-2 cảm ứng bởi TNF-a [16].

+ Công dụng: chủ yếu để phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các tniófng hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, các trường hợp tổn thưoíng ngoài da do bức xạ, chữa trĩ, chống dị ứng, thấp khớp, làm vết thương chóng lành sẹo.

3. N ú c nác:

+ Tên khoa học: Oroxylum imdicum Bignoniaceae. + Bộ phận dùng: vỏ và hạt phơi hay sấy khô.

+ Thành phần hóa học; flavonoid toàn phần với hàm lượng khá cao.

+ Tác dụng dược lý: chống viêm dị ứng trên thỏ và chuột cống trắng [4, 301]. Gần đây ỏ trong nưóc, Nguyễn Xuân Thắng và Lê Thị Diễm Hồng đã nghiên cứu tác dụng chống viêm của flavonoid toàn phần trong núc nác kết hợp với a-

chymotrypsin. Kết quả cho thấy flavonoid trong núc nác làm tăng tác dụng phân hủy protein do đó tăng tác dụng chống viêm của enzym này [21]. Tác dụng trên được giải thích là: phân tử flavonoid có những nhóm -OH bổ trợ cho trung tâm hoạt động của enzym hoặc tạo môi trường cần thiết cho enzym hoạt động. Chúng có thể tác dụng như nhóm -OH của serin.

+ Công dụng: chữa ho, viêm phế quản, đau gan đau dạ dày. Uống 2-3 g. Dùng ngoài dưới dạng bột và rắc lên vết lở loét, mụn nhọt.

4. H oàng cầm [2, 222]

+ Tên khoa học; Stecullaria baicalensis Lamiaceae

+ Bộ phận dùng: Rễ phơi haỵ sấy khô

+ Thành phần hóa học: flavonoid (baicalein, scutelarein, baicalin, scutellarin và wogonin), tinh dầu.

+ Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa, giải độc, chỉ huyết, an thai.

+ Công dụng: chữa sốt, ho, lỵ, ỉa chảy, mắt đỏ sưng đau, mụn nhọt, viêm dạ dày ruột, cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ...

Dùng dưới hình thức thuốc sắc, liều 12 g/ngày, người lớn có thể dùng 30-50 g/ngày.

5. Ngưu tất

+ Tên khoa học: Achyranthes bidentata Amaranthaceae. + Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô.

+ Thành phần hóa học: saponin tri terpenoid, sterol ecdysteron... + Tính vị: vị chua, đắng, tính bình, không độc. Quy kinh can, thận. + Tác dụng; phá huyết, hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt.

+ Công dụng: chữa thấp khớp, đau lưng, xơ vữa động mạch, chấn thưofng tụ máu, viêm họng.

6. Cam thảo

+ Tên khoa học; Glycyrrhiza glabraGlycyrrhiza uralensỉs, họ Fabaceae. + Bộ phận dùng: rễ

+ Thành phần hóa học: Saponin triterpenoid (Glycyưhizin) và flavonoid.

+ Tác dụng dược lý; chống loét dạ dày chủ yếu do thành phần flavonoid, đối kháng tác dụng của histamin, long đờm (do saponin), tác dụng chống viêm tưofng tự hydrocortison của acid glycyrrhizic [mạng].

+ Công dụng; chữa ho, chữa loét dạ dày ruột. Acid glycyrrhizic được dùng làm thuốc chống viêm tại chỗ [4,148].

7. Tam thất

+ Tên khoa học; Panax notoginseng Araliaceae.

+ Bộ phận dùng: rễ củ phơi khô. + Thành phần hóa học; saponin.

+ Tác dụng: làm mất sự ứ huyết, cầm máu, giảm viêm giảm đau. Tác dụng chống viêm cấp và mạn của tam thất đã được chứng minh trên thực nghiệm. Cơ chế chống viêm cấp có thể do tác dụng làm giảm tính thấm thành mạch tại vị trí viêm dẫn tới giảm lượng dịch rỉ viêm, đồng thời phần nào ức chế khả năng xuyên mạch của bạch

cầu, từ đó giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm. Mức độ chống viêm cấp và mạn vừa phải, tưofng đương với Aspirin liều 50mg/kg [22].

+ Công dụng: chữa ho và nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, chấn thương.

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh viêm và thuốc điều trị viêm (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)