Dẫn xuất của acid aryl acetic

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh viêm và thuốc điều trị viêm (Trang 107 - 110)

I Acetyl hóa là một quá trình kiểm soát điều hòa sao chép Phản ứng acetyl

Phụ lục 2.3: Một sô đại diện củacác nhóm NSAID [5] [28] [59] [69]

1.6. Dẫn xuất của acid aryl acetic

Diclofenac

Dược động học

Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, thức ăn làm chậm hấp thu thuốc. Đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống 2-3 h. Liên kết với protein huyết tương 99%. Có hiệu ứng qua gan lần đầu nên sinh khả dụng qua đường uống chỉ bằng 50%. Thải trừ qua nước tiểu 65%, T[/7 khoảng l,5h nhưng do thấm tốt vào mô và ở lại dịch bao khớp lâu gấp 3 lần so với ở huyết tương nên có tác dụng kéo dài.

• Tác dụng không mong muốn: giống các thuốc chống viêm khác, cũng gây mất bạch cầu hạt nhưng nhẹ hơn phenylbutazon.

• Chỉ định: + Các cơn đau cấp, đau bụng kinh, đau sỏi thận, đau dây thần kinh + Viêm khớp, thoái hóa khófp cấp và mạn, viêm thanh macn, viêm đốt sống, tình trạng viêm sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật.

• Chê phẩm và liều dùng

Biệt dược: Cataflam, Diclofenac sodium Lyka, Fenalgic, Neo-Pyrazon, Voltaren Dạng thuốc: viên nén bao phim 25 và 50mg, viên nén giải phóng chậm 75 và 100 mg, thuốc đạn 50mg, ống tiêm 75 me/3ml

Liều dùng: + Đau cấp tính: uống 50 mg X 3 lần/ngày hoặc sáng uống 50 mg, tối đặt 1 viên đạn. Duy trì 75-100 mg/ngày chia 2 lần, hoặc đặt 1 viên đạn/tối. Viên giải phóng chậm ; uống 1 viên lOOmg hoặc 2 viên 75 mg mỗi ngày.

+ Dự phòng sau mổ: truyền 75 mg trong 30 phút đến 2 giờ. Có thể nhắc lại sau vài giờ. Tối đa là 150 mg/ngày.

1.7. D ẫn x u ấ t oxicam : Piroxicam, Tenoxicam

• Dược động học

Hấp thu tốt qua đương tiêu hóa, đạt nồng độ tối đa trong máu khoảng 3-5 h sau khi uống, thức ăn và các thuốc kháng acid không ảnh hưởng tới hấp thu thuốc. Liên kết với protein huyết tương cao (99%). Các thuốc đều chuyển hóa qua gan và thải trừ qua nước tiểu. Thời gian bán thải dài (2-3 ngày) cho phép dùng liều duy nhất trong 24h. Tác dụng điều trị tối đa đạt được sau 2 tuần.

• Tác dụng

Hạ sốt, giảm đau, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. So với aspirin, tác dụng hạ sốt kém nhưng tác dụng chống viêm mạnh hơn. Tác dụng giảm đau xuất hiện nhanh, nửa giờ sau khi uống. Tác dụng chống viêm mạnh là do ngoài ức chế

c o x , oxicam còn ức chế proteoglycanase và coỉlagenase của mô sụn, liều điều trị

chỉ bằng 1/6 so với các thuốc thế hệ trước. Vì thế các thuốc này chủ yếu được dùng giảm đau và chống viêm.

ít tan trong mỡ so với các NSAID khác nên thấm tốt vào màng hoạt dịch và các tổ chức bị viêm, đạt nồng độ trong hoạt dịch xấp xỉ nồng độ trong huyết tương. Thuốc thâm nhập kém vào mô thần kinh nên ít tác dụng không mong muốn trên thần kinh.

• Chỉ định

Dùng làm thuốc chống viêm giảm đau thời trong các bệnh viêm mạn tính (vì T|/2 dài): viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, gút. Ngoài ra, oxicam còn được chỉ định trong các bệnh cơ xương cấp, chấn thương trong thể thao, đau bụng kinh và đau hậu phẫu.

• Tác dụng không mong muốn

Tương tự các thuốc NSAID khác. Tỉ lệ tai biến khoảng 20%, gồm: đau tim, buồn nôn và chán ăn nhưng dung nạp tốt và ít gay loét hơn Indometacin và Phenylbutazon. Trong 3 chất của nhóm, meloxicam có tác dụng ức chế COX-2 mạnh hơn COX-1 chỉ 10 lần (in vivo) và hiệu quả giảm tác dụng không mong muốn trên lâm sàng không đáng kể nên đến nay không còn được coi là thuốc ưu tiên trên COX-2 nữa.

• Tương tác thuốc

Không nên dùng đồng thời oxicam với aspirin để tránh giảm hiệu quả điều trị và tăng tác dụng không mong muốn (nhất là trên tiêu hóa và máu).

• Chê phẩm và liều dùng

Meỉoxicam:

+ Biệt dược; Mobic

+ Dạng thuốc: viên nén 7,5 và 15 mg, ống tiêm 15 mg/1,5 ml + Liều dùng: 7,5-15 mg/ngày.

Piroxicam:

+ Biệt dược: Peldene, Pelcam, Pirocam

+ Dạng thuốc: Viên nén, nang trụ 10 va 20 mg Thuốc đạn 10 và 20 mg

Ống tiêm 20 mg/lml

+ Liều dùng: uống 10-40 mg/ngày. Trong đau cấp : tiêm bắp 1 ống/ngày, sau vài ngày chuyển sang dạng uống hoặc thuốc đạn.

TenoẰÌcam:

+ Biệt dược: Tilcotil, Gesicam

+ Dạng thuốc: Viên nén 10-20mg, thuốc đạn 20 mg, lọ bột đông khô 20mg + 2ml dung môi.

+ Liều dùng: uống, đặt hậu môn hoặc tiêm bắp mỗi ngày 1 lần 20 mg.

1.8. D ẫn x u ấ t pyrrolo-pyrrol. Tolmetỉn

Dược động học: Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ tối đa trong máu sau 20 đến 60 phút. Gắn 99% với Phf T./2 khoảng 5h. Thuốc được giữ lại trong bao hoạt dịch tới 8h sau một liều duy nhất.

• Tác dụng: hạ sốt, giảm đau, chống viêm tương tự aspirin nhưng dễ dung nạp hơn.

• Tác dụng phụ: 25-40%, thường gặp đau thượng vị (15%), khó tiêu, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ.

• Chế phẩm: Tolectin viên nén 200 mg và 600 mg, viên nang 400 mg.

• Chỉ định và liều dùng:

Chống viêm, giảm đau trong thấp khớp; 0,8-1,6 g/ngày, tương đương với aspirin 4- 4,5 g/ngày hoặc indomtacin 100-150 mg/ngày. Liều tối đa là 2g/ngày chia 3-4 lần.

Ketorolac

Dược động học: Hấp thu nhanh qua đường uống, đạt nồng độ huyết tương tối đa sau 30-50 phút, sinh khả dụng 80%. Liên kết hầu hết với protein huyết tương và T|/2 là 4-6h. Là một trong số ít thuốc NSAIDs có thể dùng được qua đường tiêm.

• Tác dụng: giảm đau mạnh hơn chống viêm. Tác dụng giảm đau của ketoroiac không gây quen thuốc và dấu hiệu cai thuốc, không ức chế trung tâm hô hấp. Có tác dụng chống viêm tại chỗ, dùng nhỏ mắt.

• Tác dụng không mong muốn: gấp hai lần placebo, thường là ngủ gà, chóng mặt, nhức đầu, khó tiêu, nôn, đau chỗ tiêm.

• Chỉ định và liều dùng : giảm đau ngắn hạn, dưới 5 ngày như đau sau mổ: tiêm bắp 30-60 mg; tiêm tĩnh mạnh 15-30 mg và uống 5-30 mg.

Chống chỉ định: không dùng trong sản khoa. Không dùng cho đau nhẹ và đau mạn tính.

• Chế phẩm: Toradol, dạng viên nén 10 mg, thuốc tiêm 15 và 30 mg/ml.

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh viêm và thuốc điều trị viêm (Trang 107 - 110)