Nhóm dược liệu chứa Havonoid

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh viêm và thuốc điều trị viêm (Trang 70 - 73)

I Acetyl hóa là một quá trình kiểm soát điều hòa sao chép Phản ứng acetyl

A. Nhóm dược liệu chứa Havonoid

Flavonoid là nhóm hợp chất lớn có mặt trong nhiều dược liệu. Chúng có nhiều tác dụng sinh học quan trọng. Một số tác dụng của flavonoid liên quan đến khả năng chống viêm là:

• Khả năng dập tắt các gốc tự do HO', ROO' do flavonoid tạo thành các gốc tự do bền vững ít hoạt động hơn các gốc tự do hình thành trong quá trình viêm và ung thư... Khả năng chống oxy hóa giúp flavonoid chống lại quá trình hủy hoại cấu trúc và chức năng gan, ngăn cản hoại tử mô và phân hủy phospholipid màng tế bào. Mặt khác, chúng có khả năng ổn định màng tế bào, tăng sức đề kháng của màng tế bào, loại trừ các tác nhân gây độc hại và ngăn chặn quá trình peroxyd lipid của màng. Vì thế flavonoid có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hóa, thoái hóa gan [65] [4, 286-287].

• Chống nhiễm trùng khi dùng liều cao, làm mất hoạt tính của virut theo cơ chế chống sao chép.

• Giảm tính thấm thành mạch máu.

• Tác dụng chống viêm của nhiều ílavonoid thuộc các nhóm flavon, ílavanon, dihydroAavonol, anthocyanidin, flavan-3-ol, chalcon, isoflavonon, 4-aryl coumarin... đã được chứng minh trên thực nghiệm. Cơ chế chống viêm là do khả năng ức chế c o x và 5-lypoxygenase, hạn chế quá trình tổng hợp các chất trung gian gây viêm như PG và leukotrien [4, 288].

B. Saponin

Saponin cũng là một họ hợp chất lớn, phân bố rộng rãi trong thực vật. Một số saponin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virut [4, 124]. Các saponin có khung steroid có tác dụng chống viêm tương tự cortison.

c . Coumarin

Nhiều dẫn chất coumarin có tác dụng khána khuẩn, chống viêm. Cơ chế chống viêm là do khả năng dọn sạch gốc anion superoxyd ở vị trí hoạt hóa của bạch cầu trong quá trình viêm. Những coumarin thiếu nhóm thế dihydroxy thì không có tác dụng trên superoxyd (ví dụ calophyllolid có trong cây mù u có tác dụng chống viêm bằng một phần ba oxyphenbutazon) [4,340].

D. Tinh dầu: có tác dụng kháng khuẩn dùng trong viêm nhiễm hầu họng, viêm nhiễm đườnơ hô hấp qua các đường xông, hít, uống, tiêm [17, 151].

Một số dược liệu có tác dụng chống viêm là: Kim ngân, Hòe hoa. Núc nác, Hoàng cầm, Ngưu tất, Cam thảo, Tam thất, Khương hoạt, Nghệ, Cốt toái bổ. Các đặc tính cụ thể của từng dược liệu được trình bày ở phụ lục 4.1.

3.3.2. Các vị thuốc và bài thuốc chống viêm

Theo quan điểm của Đông y, các vị thuốc có tác dụng chống viêm thường là thuốc thanh và tiêu và hoạt như:

• Thuốc thanh nhiệt:

+ Thanh nhiệt giải độc: có tác dụng kháng sinh, chống viêm nhiễm, chống dị ứng như: kim nsân, bồ công anh, sai đất, rau dấp cá, hoàng cầm, hoàng liên...

• Thuốc trừ thấp: có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Các thuốc này thường có chứa ílavonoid có tác dụng làm bền vững thành mạch, hạn chế xuất tiết gây viêm. • Thuốc trừ phong thấp: chữa các chứng đau ở khớp do viêm nhiễm, thoái hóa. • Thuốc giải biểu; có tính chống viêm đặc hiệu với tác nhân gây bệnh (cúc hoa, bạc

hà, sài hồ, gừng, quế...).

• Thuốc hoạt huyết tiêu ứ: làm giảm đau, phá huyết ứ, huyết tắc, chống viêm do tăng cường sức bền thành mạch, cầm máu. Các thuốc này được dùng trong các chứng tắc trong tim mạch, co thắt máu não, trong các bệnh viêm mạn tính như viêm gan mạn, viêm thận mạn, sỏi tiết niệu, phong thấp. Đại diện là: huyền sâm, sinh địa, hoàng liên, chi tử...

Theo dược lý trị, để chữa các chứng viêm thường dùnơ các bài thuốc: Ngân kiều tán, Cồn xoa bóp và các dạng bào chế khác nhau từ cồn xoa bóp, Cao tiêu viêm, Độc hoạt tang kí sinh thang, Tiêu phong dưỡng huyết thang, Cream Samderan. Các bài thuốc này được trình bày cụ thể ở phụ lục 4.2.

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh viêm và thuốc điều trị viêm (Trang 70 - 73)