- Sự hình thành
12. Bạch hoa xà (Plumbago zeynanica L Plumbaginaceae).
Theo y học cổ truyền, bạch hoa xà có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, sát khuẩn, tiêu viêm, trừ hàn lãnh, ứ huyết, đặc biệt có tác dụng chống viêm cấp tính mạnh. Theo Vũ Mạnh Hùng, bạch hoa xà có tác dụng ức chế tính thấm thành mạch, làm giảm rối loạn vi tuần hoàn và giảm đau tương đối tốt[Vũ Mạnh Hùng, 114]. Từ xưa, Tuệ Tĩnh đã sử dụng vị thuốc này vào việc chữa một số bệnh viêm nhiễm. Gần đây, bạch hoa xà được sử dụng trong điều trị bệnh viêm xoang, viêm họng và viêm khớp dạng thấp [12,155-156]. Thành phần plumbagin trong cây có tác dụng chống viêm tốt, kháng khuẩn mạnh và ít độc. Plumbagin đã được nghiên cứu chiết xuất và điều chế gel plumbagin làm thuốc chống viêm kháng khuẩn. Trên thực nghiệm, gel plumbagin tác dụng tưcmg đương với cream silver Sulfadiazin 1% (Pháp) [13].
13. Tỏi
Một chất chiết từ tỏi là allisatin đã được chứng minh là có tác dụng kháng viêm. Chất này cũng như glycocorticoid làm giảm sưng và hoại tử ở các khóp nhưng thể tích dịch thì không thay đổi và không có tác dụng nào lên tuyến thượng thận và
cũng không thấy gây ra bất kỳ một tác dụng gây loét nào. Dịch chiết acetone/chloroform từ tỏi có chứa allicin ức chế mạnh 5-LOX [14].
14. C áy lão quan thảo dì thự c (Geranium thumbergii Geraniaceae)
Thành phần hóa học chủ yếu trong cây là các polyphenol: flavonoid và tannoid. Những chất này có thể có tác dụng ức chế trên quá trình viêm của cơ thể. Cơ chế có thể là do các polyphenol có khả năng bắt giữ gốc tự do và chất độc sinh ra trong các đáp ứng viêm quá mức của cơ thể. Cây lão quan thảo di thực đã được viện dược liệu nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng chống viêm cấp, viêm mạn khá mạnh trên thực nghiệm [18].