4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.4.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Các bước để thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm:
Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Giấy phép do Bộ Công Thương làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khác nhau đối với hàng hóa thuộc các nhóm khác nhau. Giúp đảm bảo về mặt pháp lý của các bên tham gia xuất nhập khẩu.
Điều kiện để được cấp giấy phép nhập khẩu đối với việc nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm đó là:
Cơ sở xuất, nhập nguyên liệu dược phải đáp ứng những điều kiện về trình độ chuyên môn của nhân sự, nhà kho, hệ thống phụ trợ, thiết bị bảo quản, thiết bị vận chuyển,…
Làm thủ tục hải quan
Hàng hóa qua biên giới để xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan.Thủ tục hải quan là một công cụ để nhà nước quản lý hoạt động XNK của các doanh nghiệp kinh doanh XNK, ngăn chặn hàng hóa xuất lậu ra biên giới.
Làm thủ tục hải quan bao gồm các bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ hải quan gồm: tờ khai hải quan, các chứng từ đi kèm tờ khai, hồ sơ phải nộp cho cơ quan Hải quan (đối với trường hợp hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra cả hồ sơ và thực tế hàng hóa).
Đăng ký thông tin hàng hóa nhập khẩu Khai hải quan
Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan
Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Thông quan hàng hóa
Nộp thuế thông quan hàng hóa
Giao nhận hàng hóa
Khi nhận được hàng hóa doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa để tránh những hậu quả xấu cũng như uy tín cho quan hệ buôn bán. Sau đó doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục nhận hàng và thanh toán các chi phí trong quá trình nhận hàng.
Làm thủ tục thanh toán
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, thanh toán là khâu trọng tâm và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh thương mại quốc tế. Do đặc điểm kinh doanh với nước ngoài, nên thanh toán rất phức tạp doanh nghiệp cần chú ý tránh xảy ra tổn thất trong quá trình thanh toán.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng phát hiện ra hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ hay hư hỏng thì chủ hàng cần phải làm thủ tục khiếu nại ngay. Bên nhập khẩu cần lập hồ sơ khiếu nại ngay nếu khống sẽ bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Đối tượng khiếu nại có thể là: người bán, người vận tải (chuyên chở), công ty bảo
hiểm. Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về tổn thất, hóa đơn vận tải, đơn bảo hiểm.
Tùy theo mức độ tổn thất mà có cách giải quyết khác nhau, 2 bên có thể tự thỏa thuận giải quyết khiếu nại nếu không thống nhất thì làm đơn gửi đến trọng tài kinh tế giải quyết.
Tổ chức hợp đồng nhập khẩu là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố. Hoạt động này bao gồm nhiều nghiệp và phải được tiến hành theo trình tự nhất định. Để thực hiện tốt khâu này cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ thực hiện, tạo dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan như: ngân hàng, hải quan, cơ quan vận tải logistics,…