4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Tình hình kinh doanh
Trong 5 năm vừa qua, công ty đã xây dựng được rất nhiều thương hiệu của các sản phẩm lớn nhỏ trong mắt người tiêu dùng,cái tên Kamafa đã thể hiện được vị trí vàtên tuổi của mình.
Sản phẩm phân phối của công ty rất đa dạng về chủng loại sản phẩm cũng như mẫu mã rất bắt mắt người tiêu dùng. Bộ phận marketing mạnh, lực lượng nhân v iên bán hàng có năng lực, kinh nghiệm và đặc biệt là chất lượng sản phẩm tạo nên thương hiệu cho khách hàng ở mỗi loại sản phẩm và là cơ sở cho sự gia tăng và bùng nổ về doanh số bán hàng của công ty 5 năm vừa qua và những năm tiếp theo đặc biệt là khoảng thời gian dãn cách xã hội-bán hàng qua mạng xã hội.
Bảng 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2016 – 2020 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Doanh thu
Chi phí LN trước thuế
LN sau thuế
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa
Bảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm sau so với năm trước giai đoạn 2016-2020(ĐVT: %)
Chỉ tiêu
Doanh thu Chi phí LN trước thuế
LN sau thuế
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa
Nhận xét: Trong giai đoạn 2016-2020 Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa
làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế năm 2019 tăng 207,75 % so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng 197,76% so với năm 2019. Mặt khác, những năm đầu của quá trình thành lập, quy mô nhỏ với số lượng 30 nhân sự nhưng công ty vẫn tạo ra lợi nhauajn sau thuế tăng theo năm. Cụ thể là năm 2017 lợi nhuận sau thuế 2,34 tỷ đồng tăng 1,14 tỷ so với năm mới thành lập năm 2016. Doanh thu hoạt động kinh doanh qua các năm 2018, 2019, 2020 lần lựợt tăng, năm 2019 tăng 192,19% so với năm 2018,,năm 2020 tăng 188.95% so với năm 2019. Song song với sự nỗ lực đẩy mạnh kinh doanh thương mại nhằm tăng doanh thu, Kamafa cũng
tiến hành cắt giảm, siết chặt chi phí đầu vào, nâng cao năng lực quản lý. Cụ thể, tổng chi phí giảm dần trong giai đoạn 2016-2020 đặc biệt là những năm gần đây , giảm 1,844% năm 2019 so với 2018, giảm 1,840% năm 20120 so với năm 2019.
Với sự chênh lệch giữa năm sau so với năm trước ta thấy càng về sau Kamafa càng nỗ lực để phát triển và đứng vững trên thị trường về dược phẩm. Dù bị ảnh hưởng bởi bão truyền thông, covid,… tuy nhiên đến hiện tại công ty vẫn đang và luôn tiếp tục cố gắng để đạt kết quả kinh doanh cao hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo. Dịch Covid xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các hoạt động buôn bán, kinh doanh đặc biệt bằng hình thức trực tiếp. Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh hiện tại của công ty là kinh doanh hàng hóa trên hệ thống thương mại điện tử nên hạn chế được việc di chuyển cũng như là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Chính vì điều này nên doanh thu của công ty vẫn được duy trì và có khả năng sẽ tăng hơn nữa trong thời gian tiếp theo.
Biểu đồ 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2016 – 2020 ( ĐVT: tỷ đồng) 5 0 4 5 4 0 3 5 3 0 2 5 2 0 1 5 1 0 5 0 Doanh thu Chi phí LN trước thuế LN sau thuế 2016 2017 2018 2019 2020
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa
Tình hình tài chính
Việc nắm rõ cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty là việc làm vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý tình hình tài chính công ty. Và
tình hình huy động nguồn vốn của chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản để từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối và có phương hướng
cũng như biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho công ty.
Tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết để biết được sự tồn tại của công ty đang là bao nhiêu. Cần bớt khoản nào để bù vào khoản nào cho cân bằng tài chính công ty. Tất cả những vấn đề về tài chính rất nhạy cảm và cần có sự tìm hiểu rất cẩn thận từ người nắm giữ tài chính của công ty.
Bảng 4. Bảng cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 (ĐVT: tỷ đồng) TSNH TSDH NNH NDH Tổng nợ VCSH
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa
Bảng 5. Bảng tỷ trọng tài sản, nguồn vốn của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 (ĐVT:%)
TSNH TSDH NNH NDH Tổng nợ VCSH
Nhận xét: Thông qua hai biểu đồ 2 và 3 ta thấy được công ty đang áp dụng
chính sách quản lý tài sản thận trọng. Công ty sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn. Điều này giúp cho khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên công ty sẽ phải đối diện với việc chi phí huy động vốn cao hơn do các khoản phải thu khách hàng ở mức cao nên chi phí quản lý cũng cao thêm đó là lãi suất, vay dài hạn lãi suất cao hơn vay ngắn hạn.
Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy trong cả 5 năm cơ cấu của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều chiếm ưu thế gần bằng nhau (năm 2016 và năm 2017 TSDH lớn hơn TSNH không nhiều). Giai đoạn 2016-2020 tỷ trọng TSDH giảm dần qua các năm tức là tỷ trọng TSNH tăng dần qua các năm. Năm 2017, TSNH là 259,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 48,68% trong tổng sản, tăng 3,74% so với năm 2016. Đến năm 2020 tỷ trọng TSNH vẫn tiếp tục tăng, cụ thể là 2018 đạt 51,57% tức là tăng 2,89% so với năm 2017. Tỷ trọng TSNH có xu hướng tăng như vậy chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho có xu hướng tăng mạnh.Tỷ trọng hàng tồn kho lớn trong tổng tài sản, từ 22,99% năm 2016 lên tới 24,04% năm 2017 và đến năm 2018 tăng lên 25,9%.
Nguyên nhân của việc tăng này là do công ty luôn trong tình trạng có nhiều đơn hàng trong quá trình sản xuất và đơn hàng không ngừng tăng dẫn tới chi phí sản xuất kinh doanh dở dang rất lớn, thêm vào đó công ty cũng tăng lượng hàng tồn kho để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Biểu đồ 2. Cơ cấu tỷ trọng tài sản của công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 ( ĐVT:%)
120 100 80 60 40 20 0 2016 2017 2018 TSNH TSDH 2019 2020
Biểu đồ 3. Cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 ( ĐVT:%) 140 120 100 80 60 40 20 0 2016 2017 2018 2019 VCSH NDH NNH 2020
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa
Trong tài sản của công ty thì TSDH chiếm tỷ trọng là 48,43% vào năm 2018 tức là giảm 2,89% so với năm 2017 và giảm 6,63% so với năm 2016, năm 2020 tỷ trọng của TSDH là 45,79% giảm 2,08% so với năm 2019 và giảm 2,64% so với năm 2018. Có mức giảm này là do trong 5 năm qua công ty giảm dần việc đầu tư và TSCĐ. Thêm vào đó chi phí xây dựng đã giảm mạnh nhưng nó vẫn khá cao điều đó cho thấy công ty vẫn quan tâm trong việc mua sắm, nâng cấp máy móc,thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng tốt và hiệu quả.
Nhìn vào bảng 5 và biểu đồ 3 ta thấy tổng nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguôn vốn của công ty. Năm 2016 tổng nợ chiếm 82,33% trên tổng nguồn vốn, năm 2017 chiếm 83,08%, năm 2018 chiếm 83,65% trên tổng nguồn vốn.Ta thấy tỷ trọng nợ có xu hướng tăng qua các năm mặc dù tỷ trọng tăng không nhiều, chỉ chênh lệch 0,5-1% giữa các năm. Tốc độ tăng tỷ trọng nợ dài hạn lớn hơn tốc độ giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn giữa các năm không giống nhau. Chính vì vậy mà có sự tăng tỷ trọng nợ qua các năm của công ty.