4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.4.1. Đối với Nhà nước
Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đại kết quả tốt, công ty cũng cần có sự quan tâm từ các cơ quan, bộ ngành của nhà nước có liên quan. Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa cũng là một thực thể trong nền kinh tế, chịu sự tác động mạnh mẽ và chịu sự chi phối từ các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp luật…
Hoàn thiện hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về XNK
Nhà nước cần hoàn thiện các hệ thống quy định,văn bản pháp lý về hoạt động XNK, thực hiện rà soát, củng cố lại, soạn thảo và ban hành hệ thống các quy định
bảo phì hợp với tập quán thông lệ quốc tế, vừa phù hợp với đòi hỏi mà thực tiễn đề ra. Tất cả những nỗ lực trên sẽ giúp tạo ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp nội địa yên tâm thực hiện và phát triển kinh doanh,tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, mang lại lơi nhuận cho doanh nghiệp và đóng góp chung vào nền kinh tế quốc dân.
Nhà nước đã có quy định trách nhiệm cho từng ban ngành, cơ quan nhưng lại chưa cụ thể trong quá trình phối hợp giữa các ban ngành dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm. Do đó cũng gây nên những mâu thuẫn, ảnh hưởng trì trệ tới hoạt động nhập khẩu của công ty. Trong thời gian tới rất mong các cơ quan chức năng sẽ có những quy định cụ thể hơn va tăng sử dụng CNTT để giải quyết và quản lý công việc hiệu quả.
Cung cấp thông tin thị trường
Nhà nước nên trợ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin về thị trường hàng hóa. Hiện nay, thị trường dược phẩm trên thế giới doanh thu lớn chủ yếu tập trung vào các nước phát triển. Điều đó có nghĩa là nếu không có sự đầu tư lớn thì công nghiệp dược phẩm không thể nào phát triển
ở trình độ cao.Vậy nên, ngoài sự đầu tư về tài chính, các công ty dược nói chung cũng cần đầu tư vào quá trình nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn để có đội ngũ nhân sự ngành dược trình độ cao. Hiện nay ở Việt Nam thông tin thị trường còn hạn chế rất nhiều, thiếu độ chính xác,các công ty ít khi thành thật khai báo số liệu nên việc hiểu về thị trường nội địa là cực kỳ khó khăn. Trong thời gian tới,các cán bộ ngành liên quan cần trú trọng tới công tác nghiên cứu, kiểm soát, dự báo thị trường.
Quản lý, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển, tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cấm.Vì vậy, Chính phủ nói chung và Cục quản ký cạnh tranh nói riêng phải tích cực làm việc trong hoạt động phát hiện,xử lý các vi phạm kip thời, phải xây dựng quy trình điều tra các hành vi vi phạm pháp luật này để có các biện pháp chấn chỉnh, song song với việc đảm bảo bí mật kinh doanh của các bên. Chỉ khi có môi trường cạnh tranh lành mạnh thì các doanh nghiệp trong nước mới có động lực, nhiệt huyết để phát triển,nâng cao hoạt động kinh doanh của mình, đưa nền kinh tế phát triển bền vững.
Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Khi môi trường kinh tế được ổn định, tăng trưởng bền vững, không có nhiều biến động tiêu cực thì XNK mới được tạo đà để mở rộng và phát triển,nâng cao chất lượng. Hiện nay, những biện pháp của Nhà nước để ổn định, phát triển môi
trường kinh tế trong nước và nước ngoài cũng như thúc đẩy XNK đã có những tác động rất tích cực tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế. Do đó, việc hoàn thiện những chính sách này là vô cùng quan trọng, cần thiết, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, giúp cho các doanh nghiệp yên tâm mở rộng, gia tăng thị trường hoạt động của mình, tích cực tìm kiếm thị trường và đối tác tiềm năng mới. Tận dụng những nguồn tài nguyên, nhân lực dồi dào hiện nay để nâng cao quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh với hàng hóa trong khu vực và trên thế giới, đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển về chất và lượng cho hoạt độngXNK nói chung và XNK dược nói riêng.
Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp
Bên cạnh những chính sách điều tiết để ổn định nền kinh tế vĩ mô, an ninh,chính trị,xã hội nhà nước cần đưa ra các chính sách về tín dụng liên quan đến lãi suất ưu đãi cho các khoản vay vốn, sự bảo lãnh của nhà nước đối với các kdhoản vay của doanh nghiệp và vấn đề thanh toán đối với lô hàng nhập khẩu của doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động nhập khẩu nhằm xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực xuất nhập khẩu
Hiện nay nền giáo dục ta đang gây nhiều tranh cãi,chất lượng đào tạo của Việt Nam luôn đánh giá thuộc loại thấp trên thế giới đặc biệt là về trình độ ngoại ngữ. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu mà còn cần thiết trong nhiều ngành nghề khác đặc biệt là khi Việt Nam đang muốn hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trình độ sinh viên hệ cử nhân tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu hay bất cứ lĩnh vực nào khác đều rất mơ hồ về kiến thức thực tế, khả năng ngoại ngữ kém trong nhiều lĩnh vực trong đó ngành xuất nhập khẩu chiếm hơn 50%. Vậy nên nhà nước cần điều chỉnh lại hệ thống giáo dục ở bậc đại học sao cho sinh viên mới ra trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay bất cứ lĩnh vực nào khác có thể nắm rõ lý thuyết và áp dụng được vào thực tiến công việc giúp các doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí đào tạo sau khi tuyển dụng. Bên cạnh đó là việc chú trọng đào tạo ngoại ngữ trong các trường đại học, một yếu tố cần thiết trong bất kỳ hoạt động kinh doanh quốc tế nào.