Đối tác nhập khẩu

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm của công ty TNHH dược phẩm kamafa (Trang 63)

4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.3. Đối tác nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu

Theo bảng số liệu 9, giá trị nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu ở thị trường Đài Loan luôn thấp hơn so với Trung Quốc bởi một số yếu tố khách quan và chủ quan từ phía công ty và bên đối tác. Giá trị nhập khẩu năm 2018 thị trường Đài Loan chỉ 2161 tỷ USD nhưng Trung Quốc là 5888 tỷ USD, tỷ trọng là 26,8% ở thị trường Đài Loan và 73,14% ở thị trường Trung Quốc. Năm 2019 giá trị nhập khẩu

ởĐài Loan là 3412 tỷ USD (tăng 1250 tỷ USD so với năm 2018) và Trung Quốc là 4790 tỷ USD, tỷ trọng thị trường Đài Loan chiếm 42% và Trung Quốc chiếm 58%. Năm 2020, giá trị nhập khẩu thị trường Đài Loan là 3415 tỷ USD chiếm tỷ trọng 39,5% và thị trường Trung Quốc giá trị nhập khẩu là 5229 tỷ USD chiếm tỷ trọng 60,5%. Khoảng thời gian đầu tiên năm 2016-2017 lúc mới thành lập công ty thì tỷ trọng và giá trị nhập khẩu nguyên liệu thị trường Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế hơn thị trường ở Đài Loan. Chúng ta có thể thấy rõ được qua bảng 4. Danh sách nguyên liệu dược nhập khẩu ở 2 thị trường thì Trung Quốc là thị trường mà Kamafa nhập khẩu hầu như nguyên liệu để phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm. Trung Quốc là thị trường dông dân số nhất thế giới, có tiềm năng phát triển mạnh về lĩnh vực xuất nhập khẩu do có các đặc khu kinh tế, khu chế xuất, hệ thống cảng biển, sân bay, cơ sở hạ tầng phát triển thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa đến các quốc gia trong và ngoài khu vực. Với những ưu điểm của đối tác và vị trí địa lý thuận lợi giữa Việt Nam và bên đối tác nên Vliệt Nam chọn Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu và lâu dài.

Bảng 9. Thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 ( ĐVT: triệu đồng)

Bảng 10. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 ( ĐVT: %)

Thị trường

Đài Loan

Trung Quốc

Tổng

Nguồn: Phòng XNK Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa

Biểu đồ 6. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa ( ĐVT: %) 120 100 80 60 40 20 0 Trung Quốc Đài Loan 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Phòng XNK Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa

Biểu đồ 7. Giá trị nhập khẩu nguyên liệu theo thị trường của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 ( ĐVT: triệu đồng)

8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 Đài Loan Trung Quốc Tổng 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Phòng XNK Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa Công ty nhập khẩu

Bảng 11. Giá trị nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm tại công ty đối tác của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-20020 ( ĐVT: triệu đồng)

Tổng

Nguồn: Phòng XNK công ty TNHH Dược phẩm Kamafa Đây là ba công ty đối tác nhập khẩu của Kamafa từ những ngày thành lập công ty đến năm 2020. Đã làm việc với nhau thân quen nên hai bên đã có những ưu đãi dành riêng cho nhau.

Về phía Kamafa sẽ luôn cố định đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu dược phẩm để phục vụ sản xuất. Sẽ luôn hoàn thành đúng nghĩa vụ thanh toán đúng hạn cho bên đối tác. Hỗ trợ tìm thêm bên nhập khẩu nguyên liệu cho đối tác.

Về phía đối tác nhập khẩu luôn đảm bảo cho Kamafa nguồn nguyên liệu dược phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cho Kamafa, ưu đãi về chi phí vận chuyển, hỗ trợ chi phí thuế đối với những đơn hàng số lượng lớn,…

năm ở mỗi công ty. Cụ thể ở bảng 11 ta thấy Công ty TNHH XNK Huili giá trị nhập khẩu năm 2016 chỉ là 1230 triệu đồng , năm 2017 có sự tăng lên 2140 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2019 giá trị nhập khẩu lại giảm còn 1694 triệu đồng do đó là thời điểm Vũ Hán bùng dịch và Công ty TNHH XNK Huili gần khu vực bùng dịch nên có bị đình trệ hoạt động kinh doanh một thời gian.

Hai đối tác còn lại là Công ty Dược phẩm Huanan và Công ty Dược phẩm Bạch Vân Sơn ở thị trường Trung Quốc tuy cũng có ảnh hưởng của dịch Covid tuy nhiên cách xa thành phố Vũ Hán nên hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường. Do vậy vào năm 2019 Kamafa đã nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm ở hai công ty này với số lượng lớn để dự trữ về kho để tránh trường hợp không lường trước được như ở Công ty TNHH XNK Huili. Cụ thể năm 2019 Kamafa nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm ở Công ty Dược phẩm Huanan là 3179 triệu đồng và 3329 triệu đồng ở Công ty Dược phẩm Bạch Vân Sơn- giá trị nhập khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2016-2020 của Kamafa.

Biểu đồ 8. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm các công ty đối tác của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai

đoạn 2016-2020 (ĐVT:%) Công ty Dược phẩm Bạch Vân Sơn Công ty Dược phẩm Huanan Công ty TNHH XNK Huili

Nguồn: Phòng XNK Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa

Biểu đồ 9. Giá trị nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm các Công ty đối tác của công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 ( ĐVT:triệu đồng)

49 10000 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 Công ty TNHH XNK Huili Công ty Dược phẩm Huanan Công ty Dược phẩm Bạch Vân Sơn Tổng 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Phòng XNK Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa 2.3.4. Hình thức nhập khẩu

Là một công ty kinh doanh đa dạng trên nhiều sản phẩm khác nhau. Để phù hợp với từng loại sản phẩm , từng thị trường, công ty sử dụng hai hình thức nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu ủy thác và nhập khẩu trực tiếp. Năm 2016-2018, công ty chủ yếu nhập khẩu bằng hình thức nhập khẩu ủy thác vì công ty mới thành lập, đội ngũ nhân sự chưa quen làm nhập khẩu, chưa biết cách giao tiếp, đàm phán được với nhà xuất khẩu nước ngoài. Khi đó, sử dụng qua đơn vị dịch vụ nhập khẩu có kinh nghiệm là một giải pháp an toàn, ít nhất là cho những lô hàng đầu tiên. Hai năm trở lại đây, công ty dần chuyển sang nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ Trung Quốc tại cảng Hải Phòng gần cơ sở sản xuất của công ty. Có sự thay đổi này là do hình thức nhập khẩu ủy thác gây tốn kém hơn vì phải trả phí dịch vụ ủy thác và gây thụ động cho công ty khi phải phụ thuộc vào bên thứ ba.

Bảng 12. Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 (ĐVT: triệu đồng)

Hình thức nhập khẩu Nhập khẩu ủy thác Nhập khẩu trực tiếp

Tổng

Nguồn: Phòng XNK Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa

Bảng 13. Tỷ trọng nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020 (ĐVT:

%)

Nguồn: Phòng XNK Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa

Kamafa với hai hình thức nhập khẩu chính trên đã có chiến lược nhập khẩu phù hợp với thực tế năng lực và tình hình công ty. Nhà máy sản xuất tại Hải Phòng là một ưu điểm lớn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Qua bảng kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu của công ty ta thấy sản lượng kim ngạch tăng theo từng năm điều đó cho thấy với 2 hình thức nhập khẩu này Kamafa đã liên tục nhập khẩu nguyên liệu để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Những năm gần đây để tiết kiệm chi phí vận chuyển và đã có nghiệp vụ sâu hơn về nhập khẩu công ty chuyển sang dùng hình thức nhập khẩu trực tiếp là chính với tỷ trọng năm 2020 chiếm 73%.

Biểu đồ 10. Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa giai đoạn 2016-2020

(ĐVT: triệu đồng) 10000 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 NK ủy thác NK trực tiếp Tổng

Nguồn: Phòng XNK Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa

Biểu đồ 11. Tỷ trọng nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa ( ĐVT: %) 120 100 80 60 40 20 0 Nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu ủy thác 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Phòng XNK Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa

2.4. Đánh giá chung hoạt động nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm của công ty

2.4.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, nguyên liệu nhập khẩu của công ty khá đa dạng và phong phú. Một nguyên liệu có thể là thành phần sản xuất trong rất nhiều loại thuốc khác nhau của công ty. Hơn nữa,nguyên liệu dược phẩm công ty nhập khẩu về ở dạng khô đã tái chế và đóng gói mới vận chuyển về Việt Nam nên sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường dẫn đến gây ô nhiễm. Ngoài ra, tất cả các nguyên liệu công ty nhập khẩu đều đã được kiểm nghiệm của Bộ y tế về chất lượng sản phẩm và Hải quan kiểm tra hàng hóa kỹ trước khi thông quan.

Thứ hai, kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng liên tục qua hàng năm. Điều này thể hiện được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm công ty luôn theo chiều hướng tích cực. Khách hàng luôn tin tưởng về chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu công ty đem lại trong thị trường dược phẩm bấy lâu nay.

Thứ ba, tạo được mối quan tốt và lâu dài với đối tác nhập khẩu. Ba đối tác nhập khẩu của công ty hiện tại đều là những đối tác từ những ngày đầu thành lập công ty cho đến nay.

Thứ tư, công ty đã vận dụng linh hoạt hai hình thức nhập khẩu phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty để tối đa hóa được lợi nhuận và giảm thiểu được hầu hết các chi phí phát sinh không đáng có khác. Trong từng giai đoạn sẽ ưu tiên sử dụng hình thức nhập khẩu nào và trong những trường hợp phát sinh khác sẽ linh

động sử dụng cả hai hình thức để đạt được kết quả cuối cùng một cách nhanh chóng.

2.4.2. Một số hạn chế

Thứ nhất, kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng qua các năm tuy nhiên không đồng đều về sản lượng nhập khẩu. Mỗi năm lượng nhập khẩu cho từng nhóm nguyên liệu có sự chênh lệch nhau lớn. Với sự không đồng đều này công ty sẽ bị mất cân đối về lượng sản xuất đối với mỗi sản phẩm dẫn đến tình trạng sản phẩm thừa sản phẩm thiếu.

Thứ hai, hình thức nhập khẩu vẫn chưa đa dạng. Mới chỉ sử dụng chủ yếu hai hình thức nhập khẩu truyền thống của hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thị trường. Chưa có sự khác biệt hóa trong hình thức nhập khẩu đối với các doanh nghiệp XNK khác và những doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu về nguyên liệu dược phẩm.

Thứ ba, Kamafa đang thiếu sự đa dạng về thị trường cung ứng hàng hóa. Công ty đang có xu hướng bị lệ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế. Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm, đã nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm từ hai quốc gia chủ yếu trên thế giới là Trung Quốc và Đài Loan và có những nhà cung cấp ổn định. Tuy nhiên những nhà cung cấp tại các quốc gia hợp tác với công ty trong 5 năm gần nhất không có sự thay đổi. Việc duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp được thực hiện tốt nhưng việc tìm kiếm nhà cung cấp mới, thị trường mới góp phần tăng tính cạnh tranh, đa dạng mẫu mã hàng hóa, tiết kiệm chi phí,… lại không được đẩy mạnh. Việc tìm kiếm và khai thác nhà cung cấp mới, thị trường mới vẫn chưa được tiến hành một cách hiệu quả.

Thứ tư, tuy trình độ ngoại ngữ của cán bộ công ty tương đối tốt nhưng cũng chưa thể đáp ứng hoàn toàn được đòi hỏi của những cuộc đàm phán trực tiếp. Trong các trường hợp cấp thiết sử dụng hình thức này, công ty thường bị các đối tác nước ngoài gây bất lợi.

Thứ năm, sử dụng vốn vẫn chưa thực sự hiệu quả. Ngoài chi phí cho hoạt động nhập khẩu, công ty còn phải chi cho nhiều những hoạt động khác do đó về nhân lực và nguồn vốn nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu. Về vốn, đây là khó khăn lớn nhất của Công ty TNHH Dược phẩm Kamafa nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Nguồn vốn xoay vòng hiện nay của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Nếu công ty không có số vốn đủ lớn thì không thể đáp ứng được các đơn hàng từ các khách hàng lớn và tiềm

năng tạo danh tiếng trên thị trường, chưa thể cạnh tranh được với công ty khác. Phương thức, thủ tục vay vốn ngân hàng phức tạp và khó khăn: Ngân hàng chủ yếu cho vay bằng tín chấp nên khi vay cần phải có phương án kinh doanh khả thi, tức là cần thiết phải có hợp đồng thuê nhà, hợp đồng bán hàng, hợp đồng cấp phép kinh doanh…, nhưng để có thể kí được những hợp đồng ngoại thương thì yêu cầu công ty phải có vốn, do đó công ty lâm vào hoàn cảnh thiếu vốn.

2.4.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Đầu tiên, công ty chưa tận dụng được những bài học mà đối tác để lại và phát huy lợi thế của mình để khai thác được hết sức mua của khách hàng nội địa. Chưa áp dụng những kinh nhgiệm như về việc sử dụng vốn hiệu quả, khâu tìm hiểu thị trường hay quá trình đàm phán với đối tác vào hoạt động nhập khẩu của công ty.

Thứ hai, Kamafa vẫn ở thế bị động trong các mối quan hệ với các bên như nguồn nguyên liệu, vận chuyển, vốn , thị trường... Các bên liên quan đều muốn bảo vệ lợi ích của mình và đạt mức cao nhất đã gây sức ép không nhỏ lên công ty.

Thứ ba, năng lực của các cán bộ công ty chưa đáp ứng được hết yêu cầu. Đặc thù ngành dược đòi hỏi cán bộ nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh dược phải có kiến thức chuyên ngành về nghiên cứu thị trường, còn những cán bộ có chuyên môn nghiên cứu về thị trường lại thiếu chuyên môn về dược. Các khóa đào tạo tập huấn còn hạn chế về thời lượng và số lượng. Bởi vậy công tác điều tra, nghiên cứu thị trường còn chưa được toàn diện thực sự.

Thứ tư, kinh nghiệm và trình độ của Kamafa nói riêng và các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam nói chung còn hạn chế. Các doanh nghiệp chưa nắm rõ nguồn luật điều chỉnh cũng như các thông lệ và tập quán quốc tế, khi ký hợp đồng thường để lộ các cơ sở, dễ chấp nhận những điều khoản gây bất lợi cho mình, không phát hiện ra hoặc đánh giá thấp những chi tiết nhỏ nên khi có tranh chấp về hợp đồng thường chịu lép vế hơn so với các đối tác nước ngoài.

Thứ năm, công tác xúc tiến tìm kiếm thị trường của công ty có nhiều tiến bộ song chưa thật năng động, Công ty ngại mạo hiểm trong việc tìm kiếm thị trường mới nên chưa đi tìm được nhiều nhà cung cấp tiềm năng và có thể hợp tác lâu dài.

Thứ sáu, tổng vốn cho hoạt động nhập khẩu của công ty về nguyên liệu dược phẩm còn nhỏ chưa đáp ứng được hết các nhu cầu nhập khẩu với những đơn hàng lớn. Vốn vay ngân hàng để duy trì hoạt động phân phối còn rất nhiều với mức lãi suất tăng cao điều này làm cho công ty trở lên khó khăn hơn trong việc đẩy mạnh xúc tiến và quảng cáo sản phẩm của công ty trên thị trường, dẫn đến hoạt động phân phối gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, thông tin thị trường không đa dạng và đầy đủ. Thông tin chính là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc thành công hay không của công tác đàm phán,ký kết hợp đồng, đồng thời là yếu tố giúp nâng tầm vị thế của công ty. Các cán bộ của Kamafa không có đủ những thông tin cần thiết nên còn gặp nhiều những khó khăn trong việc đánh giá công ty đối thủ, đối tác và dự báo các yếu tố biến

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm của công ty TNHH dược phẩm kamafa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w