4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.5.1. Kinh nghiệm từ công ty đối tác
Kamafa là công ty hoạt động về lĩnh vực dược phẩm- một lĩnh vực không còn quá mới mẻ đối với thị trường trong và ngoài nước. Chính vì không còn mới mẻ nên sẽ có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực giống Kamafa.
Trong thị trường dược hiện nay Kamafa có rất nhiều các công ty đối tác hoạt động cùng lĩnh vực và có mô hình kinh doanh tương tự nhau. Tuy nhiên trong số những công ty dược trên thị trường nói chung và những công ty đối tác nói riêng thì có Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc- VINPHACO là có mô hình kinh doanh giống nhất với Kamafa và có quy trình nhập khẩu gần như là cụ thể, chi tiết và rõ ràng về mục đích của từng bước nhất. Từ sự cụ thể và rõ ràng đến từng chi tiết trong từng bước của quy trình nhập khẩu vậy nên mới giúp VINPHACO tối thiểu hóa được các chi phí phát sinh khác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn và thuận lợi thủ tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quy trình nhập khẩu. Cụ thể phương hướng hoạt động của VINPHACO để đưa ra được kết quả tốt trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm của công ty như sau:
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một hoạt động quan trọng đóng vai trò tạo định hướng đúng đắn cho nhiều hoạt động khác của công ty.
Đối với thị trường trong nước:
Luôn tìm hiểu và nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của họ để rút ra cho mình một cách thức phù hợp hơn.
Nghiên cứu xu hướng đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực y dược để kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Nghiên cứu về giá cả trong nước: Công ty luôn phải cử các cán bộ nghiệp vụ đi theo dõi tình hình biến động của giá cả các mặt hàng nguyên liệu và các thành phẩm tân dược mà doanh nghiệp sẽ nhập khẩu. Để từ đó căn cứ vào giá nhập cùng với các chi phí có liên quan để hoạch định chính sách giá sao cho phù hợp.
Đối với thị trường nước ngoài:
Thu thập những thông tin về mặt hàng nguyên liệu và thành phẩm tân dược mà công ty nhập khẩu tạo điều kiện cho bạn hàng trong nước hiểu rõ về mặt hàng kinh doanh của công ty trên thế giới hiện nay để từ đó có những quyết định mua đúng đắn góp phần nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu nghiên cứu các chính sách thương mại, chuyển giao công nghệ, điều kiện vận chuyển …trong lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm.
Tích cực tìm kiếm thị trường nhập khẩu phục vụ mục tiêu đa dạng hoá các mặt hàng của công ty bằng phương pháp nghiên cứu thị trường trực tiếp.
Đàm phán
Xác định cụ thể hoàn cảnh đàm phán cũng như thành phần tham gia đàm phán với đối tác nước ngoài.
Thành phần tham gia đàm phán phải là những người có kinh nghiệm và kiến thức hoàn chỉnh về ngoại thương, ngoại ngữ, pháp luật. Ngoài ra họ phải có khả năng giao tiếp tốt, năng động và nhanh nhẹn trong xử lý tình huống. Trước khi đàm phán tâm lý cần được thoải mái để đạt hiệu quả cao trong đàm phán.
Xác định rõ mục tiêu đàm phán là đem lợi ích cho công ty tuy nhiên không vì thế mà gây sức ép cho đối tác, cần có phương án lựa chọn thay thế nhau để khi đàm phán có thể linh động thay đổi phương án khi cần tạo thế chủ động trong đàm phán. Có những hoạt động nghiên cứu kỹ lưỡng về tình hình tài chính, vị thế của đối tác trên thị trường từ đó sẽ nắm được điểm mạnh, điểm yếu của đối phương và có thể chủ động chuẩn bị được hoàn cảnh đàm phán.
Ký kết hợp đồng
Công tác hải quan: Công ty nắm được các bước làm thủ tục và thời gian thực hiện để chủ động linh hoạt trong công việc tránh gây lãng phí về thời gian và tiền của không cần thiết của công ty. Ngay sau khi hợp đồng được ký kết công ty sẽ có kế hoạch chuẩn bị trước để khi hàng về có thể làm thủ tục hải quan thuận lợi.
Công tác giao nhận và vận chuyển: Trong trường hợp phải thuê dịch vụ giao nhận thì cần căn cứ vào hợp đồng uỷ thác cũng như đơn hàng của bạn hàng để chuẩn bị giấy tờ có kế hoạch giao nhận vận chuyển tốt nhất vừa tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian và giảm những khoản trung gian không cần thiết.
Công tác thanh toán: Công ty có kế hoạch cụ thể thu nội tệ, đôn đốc khách hàng thanh toán để kịp thời chuyển thành ngoại tệ khi cần. Công ty nên dùng phương thức thanh toán tín dụng để đảm bảo sự an toàn vì có ngân hàng tham gia bảo lãnh chỉ nên sử dụng hình thức thanh toán T/T trong một số trường hợp cần thiết thật tin tưởng.
Sử dụng vốn hiệu quả
Vốn là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của công ty. Để khắc phục những khó khăn về vốn công ty đã huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.
Đối với việc huy động vốn có hiệu quả:
Huy động vốn từ các cán bộ nhân viên trong công ty với mức lãi suất thích hợp, điều này có thể giúp công ty tháo gỡ những ách tắc về vốn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để cán bộ công nhân viên tin tưởng vào khả năng thanh toán đúng hạn của công ty muốn vậy công ty cần phải tạo chữ tín thông qua việc ban hành quy chế vay vốn cụ thể.
Liên kết vốn với các doanh ngiệp khác để nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm trên tinh thần hai bên cùng có lợi.
Ưu tiên trích lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.
Tích cực quan hệ với các bạn hàng nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của ngân hàng mà người bán thu xếp tìm giúp công ty.
Tích cực đẩy mạnh quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính thế giới để tranh thủ những nguồn tín dụng ưu đãi cũng như những viện trợ khác.
Trong trường hợp cần thiết nên tham gia hình thức nhập khẩu uỷ thác để tận dụng nguồn vốn của các công ty kinh doanh dịch vụ XNK hoặc có thể thỏa thuận trả chậm nếu được.
Những phương án sử dụng vốn hiệu quả:
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, chế độ hạch toán kinh doanh do nhà nước quy định.
Tính toán các khả năng lỗ lãi, thời gian thu hồi vốn trong kinh doanh cũng như dự tính trước những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.
Tăng tốc sự lưu chuyển hàng hoá để không cần tăng lượng vốn lưu động mà hiệu quả sử dụng lại tăng lên.
Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, phải an toàn tránh tình trạng ứ đọng vốn hay dây dưa công nợ trong thanh toán tiền hàng.
Thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất đối với quá trình sử dụng vốn đồng thời phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.