6. Kết cấu của khóa luận
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Bối cảnh mới làm xuất hiện nhiều xu thế mới đan xen nhau và có tác động sâu sắc đến đời sống chính trị - xã hội thế giới. Có thể thấy, những xu thế đó là: (I)- Xu thế hoà bình, hợp tác, hội nhập quốc tế lôi cuốn nhiều nước tham gia; (II)- Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo điều kiện hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở nhiều quốc gia, khu vực; (III)- Xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế và khu vực; (IV)- Những xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp tài nguyên biển, đảo ngày càng phức tạp; (V)- Xu thế dân chủ hoá rộng rãi đời sống xã hội thế giới; (VI)- Sự tồn tại và khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại; (VII)- Sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa nước lớn, chiến tranh thương mại…; (VIII)- Xu thế nêu cao ý thức độc lập, bảo vệ lợi ích dân tộc của các nước; (IX)- Sự xuất hiện đa dạng, phong phú các mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa như là xu thế tất yếu khách quan, tạo ra dấu hiệu khôi phục của xã hội xã hội chủ nghĩa ở một số quốc gia, khu vực.
Trong những xu thế trên thì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn và tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng hợp tác, tập hợp lực lượng tiến bộ vì hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Xu thế hướng đến hòa bình và phát triển thúc đẩy các quốc gia xích lại gần nhau, cùng nhau hợp tác nhằm tìm kiếm những cơ chế kiểm soát, kiềm chế xung đột, giảm thiểu nguy cơ chiến tranh. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay chính là việc nhận thức sâu sắc và tận dụng có hiệu quả những thời cơ ấy trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giữ vững hòa bình và ổn định để phát triển, đồng thời
78
tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ vì hòa bình, dân chủ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Do tác động mang tính hai mặt, nên toàn cầu hóa không chỉ đặt ra những thách thức, nguy cơ mà còn tạo ra những cơ hội lớn để các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện chiến lược “hội nhập” vào nền kinh tế thế giới, qua đó, một mặt, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở trong nước; mặt khác, thông qua hợp tác quốc tế mà tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư, khoa học công nghệ và quản lý từ các nước phát triển.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có cơ hội kế thừa, tiếp thu, sử dụng những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây rõ ràng là lợi thế của những nước đi sau. Toàn cầu hóa làm cho thị trường thế giới ngày nay càng rộng lớn về quy mô, hoàn thiện về cơ chế hoạt động. DNNVV có điều kiện để học hỏi, tiếp thu, trao đổi, nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý, nguồn vốn của thế giới, đặc biệt là những tri thức để phát triển nền kinh tế số, tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu. Qua đó, DNNVV có cơ hộimở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống, tham gia quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế.
Chính phủ các quốc gia vẫn có những chính sách, văn bản pháp luật quy định riêng về đấu thầu mua sắm công. Các quốc gia trên thế giới vẫn có xu hướng tiếp tục duy trì, phát triển các hệ thống chính sách về đấu thầu, mua sắm công. Để việc thực hiện đấu thầu mua sắm công trở nên dễ dàng và đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với phạm vu và quy mô toàn thế giới sẽ làm thay đổi nhận thức của con người, cách thức của các nhà quản lý. Đặc biệt là cách mạng công nghiệp sẽ làm thay đổi hình thức của đấu thầu từ đấu thầu truyền thống sang đấu thầu qua mạng. Bên cạnh đó, ứng dụng các thành tựu mới, cập nhật về khoa học kỹ thuật tạo ra những thay đổi trong hoạt động kinh tế. Cùng với đó, tạo ra yêu cầu và áp lực đối với công tác quản lý đấu
79
thầu tập trung buộc phải điều chỉnh, đổi mới phù hợp với bối cảnh, điều kiện từng thời kỳ để nâng cao hiệu quả hơn.