Quan điểm và Định hƣớng tăng cƣờng nghiệp vụ Đấu thầu qua mạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường nghiệp vụ đấu thầu qua mạng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 88 - 90)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2. Quan điểm và Định hƣớng tăng cƣờng nghiệp vụ Đấu thầu qua mạng

mạng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong thời gian tới

Cơ sở pháp lý khi Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT ra đời mang tính đột phá...

Chúng ta đã biết đấu thầu qua mạng là lộ trình Chính phủ đang tiên quyết theo đuổi nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Lộ trình cho giai đoạn 2020-2025 đã được Chính phủ giao và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành theo Thông tư số 11/2019/TT- BKHĐT như sau:

1. Năm 2020:

a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù;

b) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

2. Năm 2021:

a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù;

81

b) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

3. Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025:

a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu mua sắm tập trung.”

Thực tiễn triển khai Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT

Thực tế nếu xem xét các số liệu thống kê cho thấy 05 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ các gói thầu đã thực hiện đấu thầu qua mạng đã đạt được 78,7% trên tổng số gói thầu trong phạm vi đấu thầu qua mạng và đạt 74,8% chiếm trên tổng số gói thầu; Đạt tỷ lệ về giá trị tương ứng là 48,9% và 30,9%

Bảng 3.1 Tỷ lệ áp dụng đấu thầu qua mạng tháng 5 năm 2020 Nguồn: Muasamcong.mpi.gov.vn

82

Hiện tại một số Bộ ngành thậm chí còn thực hiện 100% đấu thầu qua mạng như Bộ Ngoại giao, Tòa án Nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc hội.

Qua những số liệu và tình hình thực tế triển khai trên cho chúng ta thấy rằng việc tham gia đấu thầu qua mạng là con đường tất yếu mà các nhà thầu muốn khai thác “mỏ vàng” từ các nguồn vốn trên Hệ thống đấu thầu của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường nghiệp vụ đấu thầu qua mạng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 88 - 90)