6. Kết cấu của khóa luận
3.3.1. Về phía Nhà nước
Để có thể đạt được những kết quả đáng khích lệ hơn cho các DNNVV thì trong thời gian giai đoạn năm 2020 - 2025 nhà nước cần triển khai quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp như:
Thứ nhất là thường xuyên nâng cấp Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để
cải tiến và triển khai thêm các tiện ích cho các DNNVV trong việc nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp trên Hệ thống; kê khai cơ sở dữ liệu năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu khi tham gia đấu thầu qua mạng; cập nhật/bổ sung chức năng chữ ký số nhà thầu liên danh trong đấu thầu qua mạng.
Xây dựng và đưa vào vận hành, khai thác hệ thống đấu thầu qua mạng tổng thể mới (theo mô hình PPP). Thực hiện kết nối Hệ thống đấu thầu mạng quốc gia với các hệ thống chính phủ điện tử khác; phát triển các tiện ích cung cấp
83
thông tin đấu thầu, tham gia đấu thầu, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu, quá trình thực hiện hợp đồng. Không ngừng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để tiện lợi hơn cho người sử dụng.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong các văn bản chỉ đạo cần đưa ĐTQM vào nội dung cần thực hiện, đồng thời xem xét, đưa ra các cơ chế khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh lộ trình áp dụng ĐTQM và có chế tài phù hợp, đủ mạnh đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện ĐTQM không đảm bảo theo quy định.
Thứ hai là nghiên cứu xây dựng webform để thực hiện đấu thầu qua mạng
đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; quy định về việc công khai hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế trên Hệ thống nhằm đáp ứng đòi hỏi từ thực tế và tăng cường tính công khai, minh bạch trong đấu thầu, tránh tình trạng các bên mời thầu “trốn tránh” việc phát hành công khai, rộng rãi hồ sơ mời thầu và các hồ sơ liên quan.
Thứ ba là rà soát, hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về đấu thầu qua mạng
theo hướng tối ưu về quy trình thực hiện; thuận tiện, rõ ràng, minh bạch trong việc công khai thông tin; tạo cơ hội bình đẳng cho các bên liên quan tiếp cận thông tin để tham gia đấu thầu, giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, thời gian cho tất cả các bên tham gia.
Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng trong đấu thầu còn khá mới mẻ, có nhiều thay đổi. Thời điểm có hiệu lực thi hành giữa các văn bản luật, nghị định và thông tư khác nhau gây khó khăn cho việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng trên thực tế. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu ban hành đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng trong hoạt động đấu thầu, trước hết là hoàn thiện nội dung của Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25/01/2019 về quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Kiểm tra, rà soát lại chương trình, nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng trong đấu thầu để đổi mới, sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
84
Cần xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật đầy đủ, rõ ràng và hoàn thiện các quy định liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, đồng thời phải không ngừng đươc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiên đáp ứng yêu cầu thực tiên qua cácgiai đoan và thời kỳ của công tác quản lý. Đồng thời cần thiết thành lập cơ quan chuyên trách thường trực tham mưu giúp Chính phủ trong việc ban hành luật, chính sách quản lý và tiến hành thực hiên công táckiểm tra, giám sát viêc thực hiên pháp luật về ĐTMSC trên phạm vi cả nước và hoạt động đào tạo tại các cơ sở.
Thứ tư là tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về các lợi ích của đấu
thầu qua mạng để nâng cao nhận thức của các bên liên quan như người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu trong việc áp dụng đấu thầu qua mạng.
Bổ sung, sửa đổi, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho đấu thầu qua mạng giai đoạn mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính hơn. Áp dụng công nghệ mới, bổ sung chế tài đối với các đơn vị cố tình trì hoãn, không muốn áp dụng đấu thầu qua mạng
Thứ năm là tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ, kỹ năng thực hiện đấu thầu qua mạng cho cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu thuộc các DNNVV tại Việt Nam.
Đào tạo về đấu thầu hiện là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Do vậy, mọi tổ chức đều có thể tham gia vào lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu. Cơ sở đào tạo tự bảo đảm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp dịch vụ đào tạo nghiệp vụ đấu thầu. Các doanh nghiệp này được hoạt động ngay sau khi đăng ký kinh doanh mà không cần các điều kiện đi kèm như quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Đấu thầu. Do đó, sẽ xuất hiện các hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa đủ mạnh, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo còn hạn chế, không phù hợp với hoạt động cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp cho các cá nhân tham gia vào hoạt động đấu thầu, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
85
Để tăng cường hiệu quả của công tác đào tạo đấu thầu, nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên thì các cơ sở đào tạo, giảng viên đấu thầu phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình tổ chức đào tạo, giảng dạy.
Ngoài ra, cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ từng khóa đào tạo đấu thầu cơ bản trong thời gian tối thiểu là 05 năm kể từ khi hoàn thành khóa đào tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 thông tư 03 và định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, gửi báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ đấu thầu, tổ chức các khóa đào tạo, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ cho học viên phải tuân thủ quy định, tài liệu giảng dạy bao gồm giáo trình (bản word), tài liệu trình bày (bản trình chiếu và tài liệu liên quan khác, nếu có) của cơ sở đào tạo phải được biên soạn đầy đủ, tuân thủ Chương trình khung.
Bảo đảm chất lượng giảng viên tham gia giảng dạy. Cơ sở đào tạo khi mời giảng viên phải kiểm tra tư cách của giảng viên được mời, đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định, Lưu trữ tài liệu giảng dạy và đính kèm với hồ sơ của từng khóa học (kể cả tài liệu do giảng viên biên soạn, nếu có, theo thỏa thuận với cơ sở đào tạo); kiểm tra sự phù hợp của nội dung tài liệu giảng dạy với quy định về pháp luật đấu thầu hiện hành.
Các cơ sở đào tạo phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy – học cần thiết, các quy định về lớp học. Cần đầu tư trang thiết bị, vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu dạy, học theo phương pháp mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng được việc áp dụng, sử dụng các phương pháp trao đổi tích cực. Cần giới hạn số lượng học viên cho từng lớp học cho phù hợp với việc áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ sáu là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi,
đánh giá quá trình triển khai thực hiện ĐTQM của các DNNVV. Tăng cường, phát huy vai trò giám sát của các cấp chính quyền
86
Trong những năm tiếp theo, đấu thầu qua mạng chắc chắn tiếp tục đi đúng lộ trình quy định nhằm đáp ứng mục tiêu đến năm 2025 thực hiện đấu thầu qua mạng đối với 100% gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên và tối thiểu 70% gói thầu thuộc dự án đầu tư phát triển. Tuy nhiên, dù chính sách về đấu thầu luôn cập nhật và đổi mới, Hệ thống được xây dựng mới… thì việc đấu thầu qua mạng thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của các DNNVV trong việc đưa công tác đấu thầu đi đúng tiêu chí cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả.