Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường nghiệp vụ đấu thầu qua mạng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 52 - 54)

6. Kết cấu của khóa luận

1.4.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đặc điểm các DNNVV xuất phát trước hết được xuất phát từ chính quy mô của doanh nghiệp. Do đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa nên các DNNVV tại Việt Nam có những đặc điểm sau:

- Các DNNVV Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp và các công ty tư nhân, các hợp tác xã. Từ đó xuất hiện sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời tạo ra những điểm xuất phát về tiếp cận nguồn ực không như nhau trong giao đấy, trong vay vốn ngân hàng.

- Là những donh nghiệp có quy mô vốn là lao động nhỏ, đây thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Đặc điểm này đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của mình. Nguyễn nhân là do các doanh nghiệp này chưa có kinh nghiệm huy động vốn kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức cung ứng vốn xem khu vực này có nhiều rủi ro nên chưa sẵn sang cấp tín dụng.

- Khả năng quản lý hạn chế do các chủ doanh nghiệp thường là những người tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp. Họ là những người quản lý vừa tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nên mức độ chuyên

44

môn trong quản lý không cao. Phần lớn chủ doanh nghiệp thường không được đào tạo về quản lý chính quy hoặc không qua khóa đào tạo nào.

- Trình độ tay nghề của người lao động thấp. Các chủ DNNVV không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong viêc thuê lao động có tay nghề cao do hạn chế về tài chính. Bên cạnh đó, định kiến của người lao động cũng như người thân của họ về khu vực này còn khá lớn. Người lao động ít được đào tạo vì kinh phí hạn hẹp nên trình độ và kỹ năng thấp. Ngoài ra, sự không ổn định khi làm việc khiến cho các doanh nghiệp này không có cơ hội để phát triển, đây cũng chính là lý do không thu hút được lao động có kỹ năng cao

- Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu triển khai, nhiều DNNVV có những sang kiến công nghệ tiên tiến nhưng không đủ tài chính cho việc nghiên cứu triển khai nên không hình thành nên công nghệ mới hoặc bị các doanh nghiệp lớn mua lại với giá rẻ. Tuy nhiên các DNNVV rất linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị của dây chuyền công nghệ thường tấp và họ thường có những sang kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đỏi mới công nghệ và tạo nên sự khác biệt về sản hẩm để các doanh nghiệp này có thể tồn tại trên thị trường

- Các DNNVV Việt Nam thường ứng dụng những diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất và cũng rất khó thu hồi mặt bằng sản xuất. Vì vậy, các DNNVV rất khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh khi quy mô doanh nghiệp được mở rộng. Một số doạnh nghiệp thuê được đất thì gặp trở ngại trong việc giải phóng mặt bằng và đèn bù.

- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động tiếp thị không có và cũng chưa có nhiều khách hàng truyển thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn

45

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường nghiệp vụ đấu thầu qua mạng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 52 - 54)