Các nguyên tắc cơ bản trong cho vay đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 34)

Nguyên tắc 1: Vốn vay được sử dụng đứng mục đích đã thoả thuận thông qua việc ngân hàng cho vay nghiên cứu kỹ nhu cầu của hộ nghèo:

Thông thường những khoản cho vay đầu tiên là những món tiền nhỏ được sử dụng trong thời gian ngắn để mua tài sản lưu động, sau đó mới đến những món vay lớn hơn để hình thành tài sản cố định với thời gian hoàn trả dài hơn. Nếu hộ nghèo ở thành thị thì chu kỳ thu nhập ngắn nên thời hạn vay ngắn hơn để phù hợp với nhu cầu về vốn hình thành tài sản lưu động của những người bán hàng hoặc những cơ sở sản xuất tại nhà. Nếu hộ nghèo sinh sống ở nông thôn và làm nông nghiệp thì thời hạn vay có thể dài hơn.

Việc thanh toán đầy đủ một khoản vay sẽ tạo cơ hội cho lần vay tiếp theo và được vay với số tiền lớn hơn. Đây được coi là biện pháp kích thích khách hàng trả nợ đúng

hạn vì đối với Ngân hàng, việc thu hồi vốn cho vay và quay vòng vốn là một trong những nguyên tắc cơ bản.

Cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, tất cả các thủ tục của Ngân hàng phải thật đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, thiết kế mẫu đơn xin vay đơn giản và giới hạn thời gian từ khi đề đơn đến khi giải ngân chỉ trong vòng vài ngày. Tạo bầu không khí thoải mái và thân mật, khi khách hàng cảm thấy thoải mái thì cán bộ tín dụng dễ được cung cấp những thông tin cần thiết. Đồng thời thân thiện với khách hàng sẽ giúp Ngân hàng biết được kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ và hộ cần giúp đỡ gì từ phía Ngân hàng.

Nguyên tắc 2: Các món vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi.

Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi hay ít nhất là gốc vay là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của bất kỳ loại ngân hàng nào, thông qua một số phương pháp:

- Trách nhiệm liên đới: trách nhiệm này được thể hiện thông qua hình thức cho vay theo nhóm thông qua sử dụng sức ép của những người trong cùng một nhóm như là sự thay thế cho tài sản thế chấp. Sự trả chậm của một thành viên thường có nghĩa là việc cho vay tiếp đối với các thành viên khác trong nhóm sẽ bị đình chỉ đến khi nào món vay được hoàn trả. Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi trong cho vay đối với người nghèo, những người không thể đáp ứng các đòi hỏi về thế chấp truyền thống của hầu hết các NHTM. Tại NHCSXH, các hộ nghèo muốn vay vốn vốn thì phải xin vào tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Khuyến khích khách hàng: hứa cho vay, số tiền vay tăng dần và mức giá ưu đãi cho những khách hàng trả tiền vay đúng thời hạn.

1.2.3.2. Chính sách cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH:

* Mục đích cho vay:

NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.

Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận.

* Điều kiện vay vốn:

- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.

- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ lao động – thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.

- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã.

- Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng.

* Loại cho vay:

Các hộ nghèo được NHCSXH cho vay trung hoặc ngắn hạn.

Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

* Thời hạn cho vay:

Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: - Mục đích sử dụng vốn vay.

- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh. - Khả năng trả nợ của hộ vay.

- Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.

* Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức lãi suất cho vay cụ thể

sẽ có thông báo riêng của NHCSXH. Hiện nay lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,65%/ tháng, khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa là 0,6%/tháng.

Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do NHCSXH nhận uỷ thác của chính quyền địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo hợp đồng uỷ thác.

Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

* Phương thức cho vay:

Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo và bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định.

* Mức cho vay:

Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay, khả năng nguồn vốn của NHCSXH. Mỗi hộ vay có thể vay vốn một lần hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ.

Hiện nay mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo cho từng loại đối tượng đầu tư như sau:

- Đầu tư cho sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa là 15 triệu đồng/hộ, đối với đối tượng vay vốn để chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy thịt, lấy sữa, trồng cây ăn quả lâu năm, nuôi trồng thuỷ hải sản áp dụng cho vay tối đa 15 triệu đồng/ tháng, các hộ sản xuất kinh doanh còn lại áp dụng mức cho vay tối đa là 7 triệu đồng/tháng.

- Đầu tư cho sửa chữa nhà ở áp dụng mức cho vay tối đa là 3 triệu đồng/hộ. - Đầu tư cho nhu cầu điện thắp sáng áp dụng mức cho vay tối đa là 1,5triệu

đồng/ hộ.

- Đầu tư cho xây dựng công trình nước sạch áp dụng mức cho vay tối đa là 4 triệu đồng/hộ.

- Đầu tư cho chi phí học tập cho con em theo học các cấp phổ thông mức cho vay tối đa không vượt quá 4 khoản chi phí học tập gồm: tiền học phí phải nộp theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, kinh phí xây dựng trường, tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa, tiền mua trang phục học đường.

1.3. HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO: NGHÈO:

Hiệu quả là mối tượng quan giữa đầu vào và đầu ra hàng hoá - dịch vụ, mối tương quan này khi được đo lường theo hiện vật được gọi là hiệu quả kỹ thuật hay theo chi phí gọi là hiệu quả kinh tế, còn dưới góc độ toàn xã hội gọi là hiệu quả xã hội.

Như vậy hiệu quả hoạt động của một đơn vị là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của đơn vị nhằm đạt kết quả cao nhất đối với đơn vị nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Hiệu quả hoạt động bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động không những chỉ cho biết hoạt động của đơn vị đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững thì phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Một đơn vị được coi là hoạt động có hiệu quả khi và chỉ khi đảm bảo được tính hiệu quả cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội.

1.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo:

Kết quả là phản ánh kết quả cuối cùng của đối tượng nghiên cứu. Trong một đơn vị sau một thời gian hoạt động hay một chu kỳ kinh doanh thì kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là một khối lượng công việc hoàn thành, một sản phẩm hay doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận. Tại NHCSXH kết quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:

* Tổng dư nợ cho vay xoá đói giảm nghèo: chỉ tiêu này phản ánh số tiền hiện đang cho các hộ nghèo vay tính đến thời điểm cụ thể là bao nhiêu, từ đó so sánh với tổng dư nợ các năm để thấy được sự tăng trưởng của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng

xoá đói giảm nghèo. Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi nhằm phản ánh quy mô hoạt động Ngân hàng. Tổng dư nợ là chỉ tiêu thời điểm. Trong tổng dư nợ còn bao gồm cả dư nợ quá hạn, dư nợ quá hạn là tổng lượng vốn ngân hàng đã cho vay đến hạn, khách hàng chưa có khả năng trả tính đến thời điểm nghiên cứu. Trong nợ quá hạn còn có nợ khó đòi, đây là chỉ tiêu cảnh báo cho ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để thu hồi.

* Doanh số cho vay hộ nghèo: Là toàn bộ các khoản vay mà ngân hàng đã cho các hộ nghèo vay trong một khoản thời gian nhất định. Chỉ tiêu này được sử dụng để phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng. Phân tích chỉ tiêu này cho biết quy mô hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng xoá đói giảm nghèo trong từng thời kỳ, đánh giá theo khía cạnh biến động về quy mô và tốc độ tăng qua các năm, hoặc so sánh với chỉ tiêu kế hoạch.

* Tổng số hộ nghèo được vay vốn: Chỉ tiêu này cũng phản ánh sự tăng trưởng của Ngân hàng trong tín dụng xoá đói giảm nghèo, chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ vốn của NHCSXH đã tăng lên có khả năng thu hút được nhiều hộ nghèo vay vốn, cho thấy sự nỗ lực của Ngân hàng trong việc thu hút người nghèo vay vốn.

* Số nợ đến hạn đã thu hồi được: phản ánh sự tích cực của Ngân hàng trong việc thu hồi nợ, và kết quả của việc sử dụng vốn vay của người dân, chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy sự tích cực của Ngân hàng trong thu hồi nợ và chứng tỏ nhiều người vay vốn đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, có khả năng hoàn lại vốn.

* Chỉ tiêu nợ quá hạn: Chỉ tiêu này cũng phản ánh tính hình sử dụng vốn của các hộ nghèo vay vốn trên địa bàn và tình hình thu nợ của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ nhiều hộ đã sử dụng vốn có hiệu quả.

* Vốn huy động: là các khoản tiền và tài sản của các chủ sở hữu khác trong nền kinh tế mà ngân hàng có thể huy động và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi. Phân tích chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động vốn của ngân hàng tại từng thời điểm.

1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo:

Hiệu quả kinh tế hay là hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và NHCSXH nói riêng là thương số giữa kết quả kinh tế thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện được kết quả đó.

Hiệu quả kinh tế tổng quát=kết quả kinh tế thu được / chi phí bỏ ra.

Để đưa ra các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ta cần phải sử dụng các chỉ tiêu phản ánh kết quả nói trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

* Hiệu quả kinh doanh: là chi tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, là thương số giữa tổng thu nhập từ các hoạt động của ngân hàng và tổng chi phí bỏ ra cho các hoạt động đó. Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí bỏ ra cho các hoạt động của ngân hàng mang lại thu nhập là bao nhiêu.

Hiệu quả kinh doanh= Tổng thu nhập từ các hoạt động trong kỳ/tổng chi phí bỏ ra cho các hoạt động trong kỳ

* Hiệu suất sinh lời của vốn: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế từ một đồng vốn tạo ra cho ngân hàng. Tức là một đồng vốn bỏ ra cho vay mang lại bao nhiêu thu nhập cho ngân hàng chính sách xã hội. Đây là chỉ tiêu mang tính thời kỳ. Hiệu suất sinh lời của vốn được tính bằng thương số giữa tổng lãi thu được trong kỳ và tổng dư nợ cho vay tính đến cuối kỳ.

Hiệu suất sinh lời vốn= tổng lãi thu được trong kỳ / tổng dư nợ tính đến cuối kỳ. * Tỷ lệ nợ quá hạn: để đánh giá chất lượng tín dụng người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa tổng dư nợ quá hạn và tổng dư nợ tính đến thời điểm phân tích.

Tỷ lệ nợ quá hạn= tổng dư nợ quá hạn *100 / Tổng dư nợ

* Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nguồn vốn trong năm: chỉ tiêu này cho biết tính hiệu quả của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn theo kế hoạch.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nguồn vốn trong năm= (Số dư nguồn vốn huy động bình quân năm / kế hoạch huy động được giao bình quân trong năm) * 100.

* Tỷ lệ thu lãi năm: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của ngân hàng trong việc thu lãi:

Tỷ lệ thu lãi năm= tổng số lãi thực thu tính đến thời điểm 31tháng12 * 100/số lãi phải thu trong năm.

1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo:

NHCSXH là tổ chức kinh tế - xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Do đó hiệu quả xã hội là một trong những mục tiêu được đặt lên hàng đầu đối với NHCSXH.

Hiệu quả xã hội được tính bằng thương số giữa kết quả xã hội thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.

Hiệu quả xã hội tổng quát= kết quả xã hội thu được trong kỳ / chi phí bỏ ra trong kỳ.

Kết quả xã hội thu được chính là lợi nhuận mang lại cho người dân từ vốn vay của NHCSXH, số chỗ làm mới tạo ra cho người lao động, số hộ thoát khỏi đói nghèo…, còn chi phí bỏ ra chính là chi phí của NHCSXH cho việc mang đồng vốn đến tay người nghèo, chi phí Nhà nước bỏ ra cấp bù trên một đồng vốn, chi phí huy động vốn…

Đối với hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo, chỉ tiêu số hộ thoát nghèo được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường hiệu quả xã hội của NHCSXH. Hộ thoát nghèo là hộ ở kỳ trước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn quy định chuẩn hộ nghèo, nhưng ở kỳ báo cáo này mức thu nhập bình quân đầu người của hộ đã tăng lên cao hơn mức quy định chuẩn hộ nghèo hiện hành.

Để thống kê được thực chất số hộ đang trong diện nghèo, người ta so sánh mức

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 34)