Tình hình thu hồi nợ của ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 65 - 67)

Nói đến tình hình sử dụng vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng ngoài việc xem xét tình hình dư nợ hộ nghèo thì cũng cần phải xem xét tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng CSXH. Nếu việc cho vay nhiều mà thu nợ chậm, nhất là nợ quá hạn thì cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng trong các năm tiếp theo, việc không thu hồi được nợ còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xoá đói giảm nghèo, và khi không thu hồi được nợ người chịu ảnh hưởng cuối cùng ở đây người dân vì nguồn vốn cho vay lấy trực tiếp từ ngân sách Nhà nước. Vì vậy việc thu hồi nợ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Tình hình cho vay và thu nợ hộ nghèo của NHCSXH huyện Thanh trì trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 10: Tình hình cho vay và thu nợ hộ nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1. Doanh số cho vay 2. Doanh số thu nợ 3. Dư nợ

Trong đó: - Nợ quá hạn

- Nợ quá hạn/dư nợ (%) 4. Doanh số thu nợ/Cho vay (%). 5. Dư nợ/ doanh số cho vay (%).

16344 1870 17300 20 0,116 11,44 105,85 13118 8208 22209 111 0,499 62,57 169,3 26136 21165 27232 180 0,661 80,98 104,19

( Nguồn NHCSXH huyện Thanh Trì).

Nhìn vào bảng 10 ta thấy doanh số thu nợ qua các năm đều tăng lên đáng kể, đặc biệt là năm 2006 thu nợ đã đạt 21165 triệu đồng, trong khi các năm trước đó chỉ ở mức thấp, năm 2004 là 1870 triệu đồng, năm 2005 là 8208 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng qua các năm đó là do Ngân hàng ngày càng mở rộng việc cho vay, doanh số cho vay tăng lên nhiều, đồng thời cho thấy sự tích cực của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ.

Dư nợ hàng năm của ngân hàng tăng nhưng là do doanh số cho vay hàng năm tăng nên mặc dù doanh số thu nợ tăng nhưng mức nợ vẫn tăng.

Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay cũng đều tăng lên qua các năm từ 11,44% năm 2004, tăng lên 65,57% năm 2005, đến năm 2006 là 80,98%. điều này đã cho thấy ngân hàng đã tích cực áp dụng các biện pháp có hiệu quả đẩy mạnh việc thu hồi vốn cho vay.

Mặc dù doanh số thu nợ có tăng nhưng là do doanh số cho vay nên mức dư nợ cũng tăng, trong dư nợ còn bao gồm cả nợ quá hạn, vì vậy thu nợ có tăng nhưng nợ quá hạn lại không giảm, thậm chí còn tăng. Điều này tương ứng với sự tăng lên của doanh số cho vay. Năm 2004 nợ quá hạn là 20 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ là 0,116%, năm 2005 nợ quá hạn là 111 triệu đồng, với tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ là 0,499%, đến năm 2006 thì nợ quá hạn là 180 triệu đồng, với tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ là 0,661%. Tuy nhiên nợ quá hạn cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ, chủ yếu là do nguyên nhân từ phía khách hàng, điều này cho thấy ngân hàng cũng đã tích cực sử dụng các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả, luôn đảm bảo nợ quá hạn chỉ chiếm một tỷ lệ thấp.

Như vậy bên cạnh các biện pháp mở rộng việc cho vay đối với hộ nghèo, nâng cao doanh số cho vay, ngân hàng cũng cần phải tìm và áp dụng tích cực các biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả, để giảm dần nợ quá hạn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo.

Doanh số cho vay hàng năm đều tăng đó là do xã hội ngày càng phát triển, quy định ngưỡng giàu nghèo thay đổi thường xuyên, tình trạng nghèo khó có thể xoá được, nó chỉ có thể giảm, nhưng giảm được số hộ nghèo trong giai đoạn này thì đến giai đoạn sau khi chuẩn nghèo mới được ban hành thì số hộ nghèo lại tăng lên, do vậy nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo là luôn thường trực. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo ngày càng tăng, đó là tăng về số tiền được vay. Đồng thời Ngân hàng ngày càng tích cực nâng cao nguồn vốn để có thể mở rộng hoạt động cho vay hộ nghèo.

Các hộ nghèo là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt, họ thường thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, chính vì vậy việc cho vay hộ nghèo có độ rủi ro thường cao. NHCSXH huyện Thanh Trì cần phải quan tâm thường xuyên tới quá trình sử dụng vốn của người dân để tránh việc vốn vay bị sử dụng sai mục đích, đồng thời ngân hàng cần có cán bộ hướng dẫn hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất kinh doanh cho các hộ để tranh gặp rủi ro, thất thoát vốn, khiến nợ quá hạn tăng, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w