Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 74)

NHCSXH được thành lập nhằm mục tiêu chính là cho vay các hộ thuộc diện chính sách, trong đó có các hộ nghèo đói để góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của quốc gia, vì vậy cái đích mà ngân hàng luôn hướng tới là hiệu quả xã hội đạt được phải cao. Hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo có thể được xác định qua nhiều chỉ tiêu như hiệu quả kinh tế của một đồng vốn, thu nhập bình quân mỗi hộ vay, tỷ lệ hộ vay vốn có thu nhập tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn, mức cho vay bình quân mỗi hộ nghèo, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay, tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo, tỷ lệ hộ vay vốn sửa chữa nhà cửa, tỷ lệ hộ vay vốn có con thất học…Tuy nhiên hiện nay do những hạn chế về số liệu thống kê nên chỉ có thể tính toán được một số chỉ tiêu, nhưng đó cũng là những chỉ tiêu điển hình phản ánh được hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo. Các chỉ tiêu này tại NHCSXH huyện Thanh Trì như sau:

* Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn (TH): Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn tại huyện Thanh Trì trong 3 năm gần đây như sau:

Bảng 14: Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn qua các năm của huyện Thanh Trì

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số hộ nghèo vay vốn trên địa bàn huyện (HV) hộ

3632 4392 4878

Số hộ nghèo và cận nghèo trên toàn huyện (HN) hộ

5930 5425 6127

TH=HV*100/HN (%) 61,25 80,96 79,6

( Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì)

Nhìn vào bảng trên ta thấy Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn năm 2005 đã tăng so với năm 2004. Năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn chỉ đạt được 61,25%, nhưng đến năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn đã tăng lên và đạt 80,96%, điều này là do nguồn vốn của ngân hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tăng

nên ngân hàng có khả năng cho nhiều hộ nghèo có năng lực và có nhu cầu vay vốn hơn, đồng thời cũng là do nhờ sự cho vay của ngân hàng đối với các hộ nghèo các năm trước đó mà số hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm xuống từ 5930 hộ năm 2004 giảm xuống còn 5425 hộ năm 2005. Như vậy hiệu quả xã hội của hoạt động của ngân hàng đã tăng lên. Năm 2006 mặc dù hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo đã được mở rộng hơn, số hộ nghèo được vay vốn nhiều hơn nhưng tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn đã giảm xuống từ 80,96% năm 2005 giảm xuống còn 79,6%, điều này hoàn toàn là do nguyên nhân khách quan đó là do cuối năm 2005 Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới giai đoạn năm 2006 – 2010 làm cho số hộ nghèo trên toàn huyện Thanh Trì đã tăng lên, trong khi đó mức tăng số hộ được vay lại thấp hơn mức tăng số hộ nghèo trên địa bàn huyện. Điều này không thể nói rằng hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì đã giảm, bởi vì thực tế thì tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của huyện vẫn ở mức cao, giảm không đáng kể. Tuy tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của Ngân hàng luôn ở mức khá nhưng để đánh giá hiệu quả xã hội thì ta cần phải xem xét chỉ tiêu này trong sự kết hợp với các chỉ tiêu khác.

* Mức cho vay bình quân mỗi hộ nghèo (BQ):

Mức cho vay bình quân mỗi hộ nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì trong những năm gần đây như sau:

Bảng 15: Mức cho vay bình quân mỗi hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo (N) tr. đ

17300 22209 27232

Tổng số hộ vay vốn (HV) Hộ 3632 4329 4878

BQ=N/HV (tr. đ/hộ) 4,76 5,13 5,58

(Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì)

Ta thấy rằng mức cho vay bình quân mỗi hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì đã tăng dần lên qua các năm. Từ 4,76 triệu đồng năm 2004 tăng lên 5,13 triệu đồng năm 2005 và năm 2006 là 5,58 triệu đồng. Như vậy nguồn vốn chương trình cho vay

xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì đã ngày càng tăng, cũng như phản ánh sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong việc ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người dân. Cùng với sự tăng lên của mức vốn bình quân mỗi hộ vay là sự tăng lên của hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo. Trong những năm tới Nhà nước cần phải nâng cao nguồn vốn hơn nữa cho ngân hàng cũng như ngân hàng cần tích cực huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân với lãi suất ưu đãi để nâng cao nguồn vốn cho hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo, để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, để nâng cao mức cho vay bình quân mỗi hộ tạo điều kiện cho các hộ có đủ vốn đầu tư vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh, các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao có khả năng giúp các hộ thoát nghèo. Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả xã hội của hoạt động xoá đói giảm nghèo, đạt được mục tiêu đã đề ra.

* Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo (TTN):

Trong những năm qua nhờ vốn vay của NHCSXH huyện Thanh Trì mà tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 16: Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo huyện Thanh Trì

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số hộ vay vốn thoát nghèo (STH) hộ 753 1320 1569 Số hộ nghèo còn dư nợ (HV) hộ 3632 4392 4878 TTN=STN*100/HV (%) 20,7 30,05 32,16

(Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì)

Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo của huyện Thanh Trì đã tăng dần lên qua các năm, từ 20,7% năm 2004, tăng lên 30,05% năm 2005, và năm 2006 là 32,16%. Điều này vừa cho thấy sự nỗ lực của ngân hàng trong việc cho vay đúng đối tượng, trong việc kiểm tra, kiểm soát vốn vay, cũng như trong việc hướng dẫn các hộ sử dụng vốn có hiệu quả giúp cho nhiều hộ thoát nghèo. Đồng thời nó cũng cho thấy rằng các hộ nghèo đã dần có ý thức sử dụng vốn vay vào những mục đích sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp hộ nâng cao được thu nhập cho gia đình, sớm thoát khỏi đói

nghèo. Từ đó cho thấy vốn cho vay của NHCSXH ngày càng phát huy tác dụng, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Như vậy hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH đã ngày càng tăng lên.

Qua sự phân tích trên ta thấy rằng, tuy là một ngân hàng mới thành lập từ năm 2003 nhưng NHCSXH huyện Thanh Trì đã bước đầu đạt được những hiệu quả xã hội. Tuy nhiên hiệu quả xã hội này vẫn chưa cao. Trong khi hiệu quả xã hội chưa cao thì hiệu quả kinh tế của NHCSXH huyện Thanh Trì cũng còn ở mức thấp. Như vậy trong những năm tới NHCSXH huyện Thanh Trì cần phải có những biện pháp tích cực để vừa đạt được hiệu quả kinh tế, vừa ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả xã hội, để có thể đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo.

2.5.2. Kết quả đạt được trong việc huy động và cho vay xoá đói giảm nghèo:

Kể từ khi thành lập NHCSXH huyện Thanh trì đã đạt được những kết quả như sau:

- Khối lượng vốn tín dụng phục vụ cho hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo đã ngày một tăng, điều đó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và nhân dân đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.

- Số hộ được vay vốn vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm. Cùng với đó là mức cho vay bình quân mỗi hộ cũng tăng lên.

- Thủ tục vay đã được hoàn thiện dần tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn dễ dàng, thực hiện nhanh chóng, các hộ không phải di chuyển đi lại nhiều.

- Các tổ chức, đoàn thể ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của ngân hàng. Các tổ vay vốn và tiết kiệm ngày càng được mở rộng và số tổ cũng đã tăng lên. Các tổ chức, đoàn thể, các tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp đỡ tích cực cho ngân hàng trong việc xét duyệt cho vay, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ và thu nợ.

- Một kết quả đạt được hết sức quan trọng đó là vốn tín dụng xoá đói giảm nghèo đã góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì nói riêng và của cả nước nói chung. Trong năm những năm qua, chương trình cho vay xoá đói giảm nghèo cùng với các chương trình khác đã giúp giảm số hộ nghèo của

toàn huyện từ 3,38% năm 2001 xuống còn 0,5% năm 2005. Cuối năm 2003 không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách. Năm 2006 với chuẩn nghèo mới thì số hộ nghèo của toàn huyện chiếm 6,58%, nhưng đến đầu năm 2007 chỉ còn 5,04%. Sau 4 năm đi vào hoạt động NHCSXH huyện Thanh Trì đã thực hiện cho vay hộ nghèo là 57.676 triệu đồng cho 11071 lượt hộ vay có thêm vốn mở rộng sản xuất. Cụ thể là xã Vạn Phúc đã phát triển đàn bò lên tới hơn 900 con, xã Duyên Hà, Yên Mỹ đã chuyển đổi hơn 28 ha sang trồng rau sạch cung cấp cho thành phố. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cần tại các xã Tả Thanh Oai, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Đại Áng cung cấp hơn 1300 tấn thịt cho thị trường Hà Nội cũng như các đơn vị khác. Nhiều hộ gia đình đã thoát khỏi nghèo đói, vươn lên làm giàu, cuộc sống gia đình ổn định. Nhiều hộ gia đình thoát khỏi cảnh vay nặng lãi ở nông thôn.

- Hoạt động của NHCSXH ngày càng khẳng định vốn tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước là giải pháp không thể thiếu được trong quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. Song cái được lớn nhất là lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chỉ có trong chế độ XHCN hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mới được hưởng ưu đãi, hưởng lợi và được quan tâm đúng mức và ngày càng khẳng định được vị thế của NHCSXH trong nền kinh tế xã hội ở nước ta.

2.5.3. Những mặt còn tồn tại trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo:

- Vốn của NHCSXH không đáp ứng được nhu cầu lâu dài về vốn vay của hộ nghèo.Chưa đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn của các hộ. Số vốn vay trung bình tính trên mỗi hộ vay vốn còn thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của các hộ, cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian tới cần nâng cao mức cho vay bình quân lên để người dân có điều kiện đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Muốn vậy cần mở rộng nguồn vốn cho vay. Tuy nhiên công tác huy động vốn của ngân hàng vẫn cón một số hạn chế, đó là: Thứ nhất,vốn của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào nguồn từ NSNN và cấp bù chênh lệch lãi suất. Trong đó vốn vay từ NHNN và vốn điều lệ là hai nguồn vốn quan trọng nhất. Nguồn huy động từ tiền gửi và tiết kiệm của dân cư theo lãi suất thị trường là nguồn chủ yếu đòi hỏi sự cấp bù chênh lệch lãi suất. Mặt khác, khối lượng nguồn vốn này

lại phải căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn hàng năm, vấn đề đặt ra là quy mô cấp bù không phải dựa trên nhu cầu vốn vay thực tế mà bị giới hạn bởi quy mô chi NSNN hàng năm. Do vậy với mức cấp bù đã được xác định, ngân hàng không thể huy động nhiều hơn. Thứ hai, tính đa dạng của các nguồn vốn chưa cao, việc huy động tiền gửi vẫn chưa được coi trọng, vốn huy động từ tiết kiểm trong dân cư chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và hầu hết là tiết kiệm của cá nhân, không có tiền gửi thanh toán. Số tổ tiết kiệm và vay vốn có huy động tiết kiệm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, còn lại về thực chất chỉ là tổ vay vốn. NHCSXH vẫn năm ngoài cuộc canh tranh giữa các ngân hàng trong việc chiếm thị phần. Nhiều người dân chỉ biết đến ngân hàng với hoạt động duy nhất là cho vay. Việc thiếu vốn đã đạt ra một giới hạn đối với năng lực cho vay của ngân hàng, đặc biệt là đối với tín dụng trung hạn – là điều có thể đem lại sự thay đổi căn bản cần thiết nhằm nâng cao năng lực sản xuất của hộ nghèo trên địa bàn huyện.

- Về thời hạn cho vay: đa số là cho vay ngắn hạn, số vay trung hạn ít. Trong thời gian cần phải tăng lượng vốn cho vay trung hạn để tạo điều kiện cho người dân sản xuất kinh doanh các cây trồng vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng dài.

- Việc xác định hộ nghèo được vay vốn chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Danh sách các hộ nghèo được vay vốn ngân hàng do các tổ tiết kiệm và vay vốn kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện lập nên trên cơ sở chuẩn nghèo do Bộ lao động, thương binh và xã hội công bố, có sự xác nhận của uỷ ban xã. Danh sách này sau đó được gửi lên NHCSXH xem xét để cho vay. Điều này khác với ngân hàng thương mại khác chỉ cho vay trên cơ sở thẩm định cẩn thận. NHCSXH về bản chất là một ngân hàng, nhưng ngân hàng đã chuyển hoạt động quan trọng này của mình cho các tổ chức ở huyện làm hộ. Khi đó, danh sách được đưa lên nếu đảm bảo đúng theo quy định thì chỉ đơn thuần là danh sách hộ nghèo tại địa phương, chưa tính gì đến tính đúng đắn của mục đích sử dụng vốn, khả năng hoàn trả…là những yếu tố quan trọng đánh giá vốn vay có đựoc hoàn trả và sử dụng đúng mục đích hay không. Về nguyên tắc, NHCSXH sau khi nhận được danh sách gửi lên có thể không chấp nhận cho vay với các trường hợp không đủ điều kiện, song trên thực tế hầu hết tất cả các hộ nghèo trong danh sách địa phương gửi lên ngân hàng đều được vay vốn,

vì vậy dẫn đến tình trạng nhiều hộ không phải là hộ nghèo, song có các mối quan hệ tốt với cán bộ địa phương nên được đưa vào danh sách hộ nghèo và được vay vốn ưu đãi đẫn đến việc ngân hàng cho vay sai đối tượng quy định. Danh sách mà địa phương gửi lên ngân hàng trong đó bao gồm cả những hộ nghèo nhưng không có khả năng lao động, hoặc những hộ neo người chủ yếu là phụ nữ hoặc người già. Đối với hộ thuộc diện này, dù giao vốn cho hộ thì họ cũng không biết làm gì và do vậy vốn sẽ được sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Rất nhiều hộ nghèo nhưng không biết cách làm ăn đã lúng túng khi nắm trong tay một lượng tiền nhỏ. Các hộ nghèo nhìn chung là đều có ý thức muốn thoát nghèo, cải thiện đời sống và mong muốn có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ nghèo nhưng lười lao động, ỷ lại vào sự trợ cấp của Nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do tàn dư của phương thức cấp phát vốn đã được Chính phủ thực hiện từ nhiều năm trước đây đối với các đối tượng chính sách, nguyên nhân quan trọng hơn là do hộ nghèo không có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, họ cũng muốn dùng vốn vay được để đầu tư tạo thu nhập nhưng không có miền tin vào khả năng tạo ra thu nhập của mình; trong khi đó, các nhu cầu chi tiêu trong gia đình buộc họ phải dùng số tiền vay được để trang trải các chi phí cấp thiết trước mắt, không đủ để đưa vào đầu tư.

- Cơ chế lãi suất chưa linh hoạt, lãi suất huy động tiền gửi thấp hơn các ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w