Khi chia dư nợ theo các ngành kinh tế ta có thể biết được cơ cấu đầu tư của các hộ nghèo cũng như xu hướng đầu tư của các hộ vào các ngành kinh tế là như thế nào để có các biện pháp giúp đỡ các hộ, đồng thời khuyến khích các hộ đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực để vủa đáp ứng được yêu cầu xoá đói giảm nghèo vừa chuyển dịch được cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có như thế mới giúp cho các hộ thoát nghèo bền vững, đời sống vùng nông thôn ngày càng đi lên.
Bảng 9: Tình hình dư nợ hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì phân theo ngành kinh tế.
Ngành kinh tế Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền (tr. đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr. đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr. đ) Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 16089 93 20432 92 24237 89
Thuỷ sản 34 0,2 55 0,25 89 0,33
Công nghiệp chế biến 30 0,17 50 0,225 87 0,32
Xây dựng 52 0,3 88 0,4 151 0,55
Thương nghiệp, sửa xe 1095 6,33 1584 7,125 2668 9,8
Cộng 17300 100 22209 100 27232 100
(Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì)
Nhìn vào bảng 9 ta thấy các hộ nghèo chủ yếu vẫn vay vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tiếp đó là đến ngành thương mại buôn bán, sửa xe. Sở dĩ như vậy là vì việc đầu tư vào các ngành này chỉ cần ít vốn, phù hợ với lượng vốn vay từ ngân hàng, đồng thời Thanh Trì cũng là một huyện có nhiều lợi thế để sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Qua các năm số vốn các hộ vay từ ngân hàng đầu tư vào các ngành cũng đã tăng lên, tuy nhiên đã có sự thay đổi trong cơ cấu. Theo đó cùng với xu hướng chung là phát triển công nghiệp thì tỷ lệ vốn vay của hộ nghèo đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp và sửa xe đã tăng lên trong tổng số, đây là những ngành cũng chỉ cần vốn đầu tư nhỏ, phù hợp với khả năng của các hộ nghèo, và có thể hoàn vốn nhanh, có thị trường rộng. Cùng với sự tăng lên về tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành này là sự giảm xuống của tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp tù 93% năm 2004, giảm xuống còn 92% năm 2005 và năm 2006 là 89%. Tỷ trọng vốn vay của các hộ nghèo đầu tư cho ngành thuỷ sản cũng đã tăng lên từ 0,2% năm 2004 lên 0,25% năm 2005 và năm 2006 là 0,33%. Điều này là do các hộ nghèo dần dần đã nhìn thấy lợi nhuận từ việc nuôi trồng thuỷ sản, và với điều kiện ao hồ nhiều, sẵn có các hộ đã ngày càng đầu tư vào ngành này nhiều hơn.
Như vậy với vốn vay từ ngân hàng các hộ đã có những hướng đầu tư khác nhau, và hướng đầu tư của các hộ cũng đang dần có sự thay đổi, phù hợp với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Như vậy vốn cho vay của ngân hàng không chỉ thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo mà còn góp phần làm cho nền kinh tế huyện Thanh Trì ngày càng phát triển. Tuy nhiên đối với các hộ thì cần phải tính toán cẩn thận để xem với số vốn vay được từ ngân hàng và với năng lực, hiểu biết của gia đình thì nên đầu tư vào lĩnh vực nào là tốt nhất, có hiệu quả nhất, tránh tình trạng chạy theo trào lưu, trong khi không có những điều kiện phù hợp.