Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 53 - 55)

NHCSXH là đơn vị duy nhất hiện nay thực hiện cho vay hộ nghèo và các hộ chính sách với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động cho vay, nhận uỷ thác của các cá nhân và tổ chức, để đảm bảo có vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng thì NHCSXH cũng giống như các ngân hàng khác cũng phải thực hiện công tác huy

động vốn. Để tìm hiểu hoạt động huy động vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì ta theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì phân theo loại tiền gửi

Đơn vị: đồng

Loại tiền gửi Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tiền gửi của khách hàng 95.000 1.106.191 44.314

Tiền gửi tiết kiệm: - Không kỳ hạn - Kỳ hạn 1 tháng - Kỳ hạn 2 tháng - Kỳ hạn 3 tháng - Kỳ hạn 6 tháng - Kỳ hạn 9 tháng - Kỳ hạn 12 tháng - Kỳ hạn 24 tháng 100.000.000 145.721.600 453.245.500 1.702.537.000 2.629.703.000 54.000.000 2.116.456.400 20.000.000 115.700 995.027.900 75.000.000 1.313.834.200 2.429.363.600 103.000.000 1.633.475.600 20.000.000 41.031.700 946.023.000 136.975.000 898.366.800 1.458.792.000 57.000.000 2.076.925.600 67.000.000 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang 127.000.000 24.600.000 0

Cộng 7.348.758.500 6.595.523.191 5.682.158.414

(Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì).

Theo bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều giảm khá nhiều năm 2005 giảm so với năm 2004 là -753.235.309 đồng, tương ứng với -10,41%, năm 2006 giảm so với năm 2005 là -913.364.777 đồng, tương ứng với -13,85%. Điều này cơ bản là do NHCSXH khác với các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng này được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện cho vay các hộ trong diện chính sách với lãi suất ưu đãi, do vậy việc huy động vốn ngoài thị trường với lãi suất thường thấp hơn các ngân hàng thương mại khác, nên không hấp dẫn được người gửi. Đồng thời việc huy động theo lãi suất thị trường trong khi lại cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM trên địa bàn, do vậy nguồn vốn này đòi hỏi sự cấp bù từ ngân sách nhà nước đối với NHCSXH, nên quy mô huy động nguồn vốn này căn cứ vào kế hoạch huy động nguồn vốn hàng năm trên cơ sở kế hoạch cấp bù hàng năm. Tuỳ từng năm khác nhau mà kế hoạch nguồn vốn huy

động khác nhau. Trong số nguồn vốn huy động được thì các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng là chiếm nhiều nhất trong tổng số. Sự sụt giảm mạnh của các loại tiền gửi này trong năm 2005, 2006 đã làm cho tổng vốn huy động của ngân hàng giảm mạnh. Sự giảm xuống của nguồn vốn huy động đã ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo của ngân hàng. Trong thời gian tới NHCSXH cần phải có những biện pháp tích cực để thu hút lượng tiền gửi của dân cư cho phù hợp với kế hoạch đặt ra để có thể ngày càng mở rộng hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo.

Nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Thanh trì còn phù thuộc vào kế hoạch nguồn vốn hàng năm được phê duyệt hàng năm. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nguồn vốn huy động được của NHCSXH huyện Thanh Trì lại thấp hơn so với kế hoạch được giao, điều đó được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Kế hoạch nguồn vốn (đồng) 6.600.000.000 10.000.000.000 Nguồn vốn huy động được (đồng) 6.595.523.191 5.682.158.414 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nguồn vốn(%) 99,93 56,82

(Nguồn:NHCSXH huyện Thanh Trì).

Nhìn vào bảng ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì không đạt, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ngày càng giảm, tỷ lệ này đến năm 2006 đã sụt giảm rõ ràng. Nguồn vốn huy động giảm dần qua các năm, khiến ngân hàng không hoàn thành kế hoạch nguồn vốn là do trên địa bàn huyện Thanh Trì có rất nhiều Ngân hàng cùng hoạt động với cơ chế và lãi suất rất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu gửi tiền của nhân dân, trong khi đó cơ chế huy động tiết kiệm của NHCSXH còn hạn chế, khó thu hút được nhiều tiền gửi của dân cư. Do đó ngân hàng cần phải xem xét đổi mới cơ chế huy động, có các biện pháp khuyến khích người gửi tiền để có thể thu hút được nhều tiền gửi, để có thể hoàn thành được kế hoạch nguồn vốn hàng năm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 53 - 55)