giảm nghèo:
Trong thời gian tới NHCSXH huyện Thanh Trì cần nâng cao cả về số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng. Cần phải có kế hạch đào tạo các cán bộ để đảm bảo sự đồng đều về trình độ chuyên môn. Cán bộ tín dụng cũng như cán bộ quản lý cần được đào tạo sơ lược về ngân hàng tài chính và đặc biệt phải nhận thức được rằng người nghèo cũng có thể tiết kiệm và vay vốn và hoàn trả đầy đủ. Các kết quả khảo sát và kinh nghiệm thực tế cần được trao đổi, phổ biến nhằm thay đổi thực trạng thiếu lòng tin khi tiến hành giao dịch với người nghèo. Để có thể thay đổi được nhận thức về người nghèo thì không chỉ cần trang bị cho cán bộ những kiến thức cơ bản mà bản thân họ phải có sự tâm huyết đối với công việc của mình. Trong công tác cho vay, cán bộ tín dụng phải tuân thủ đầy đủ các bước cần thiết theo quy chế cho vay trong quá trình thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay. Việc cán bộ tín dụng thường xuyên đến thăm khách hàng sẽ giúp đảm bảo rằng khách hàng vẫn đang duy trì hoạt động kinh doanh hay không và mức độ hoàn trả món vay như thế nào. Qua đó có quyền không cho vay đối với những hộ nghèo không đủ điều kiện hoặc có nghi ngờ về việc lập danh sách địa phương gửi lên. Cần tăng cường năng lực thẩm định các món vay nhỏ và quy trình thẩm định cũng nên được hoàn thiện hơn nữa. Cần soạn thảo các bảng tham khảo nhanh về doanh thu và chi phí dưới hình thức của một danh sách kiểm tra đối với từng hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi, và các hoạt động kinh tế thông thường khác. Kết quả công việc của cán bộ tín dụng được đánh giá bằng những tiếu thức như dư nợ, nợ quá hạn, khả năng thu
hồi món vay, uy tín và số ngày làm việc; trong khi đó số khách hàng mà một cán bộ tín dụng quản lý lại không được coi là một tiêu thức, điều này có thể dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng thích các món vay lớn hơn là việc gai tăng số lượng các món vay nhỏ, điều này sẽ cản trở cho vay đối với hộ nghèo vốn chỉ vay các món nhỏ.
Việc mở rộng mạng lưới cần phải gắn với việc tiêu chuẩn hoá tổ chức cũng như sắp xếp biên chế của ngân hàng. Ví dụ cần xác định các tiêu chí giới hạn về số lượng khoản cho vay, khối lượng giao dịch hàng ngày, số lượng sổ sách chứng từ mà mỗi cán bộ tín dụng, kế toán, và thủ quỹ phải xử lý, thực hiện nhằm tránh tình trạng quá tải như hiện nay.
Để đưa vốn tới tận tay người nghèo, ngoài cán bộ của ngân hàng còn có mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn và sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, góp phần quan trọng giúp đỡ ngân hàng lựa chọn đối tượng được vay vốn. NHCSXH cần có một chiến lược cụ thể về việc xây dựng, nâng cao năng lực cho đối tác địa phương trong việc thực hiện, quản lý vốn cho vay và huy động tiết kiệm. Đây là công tác vô cùng quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. NHCSXH Thanh Trì một mặt tận dụng khả năng vận động quần chúng của các tổ chức này, mặt khác cần có chương trình đào tạo, tập huấn tại các xã, huyện về việc ghi chép sổ sách, tuyên truyền lợi ích của tiết kiệm, của việc thu hồi vốn vay đầy đủ và đúng hạn… Tác động cũng như hiệu quả của hệ thống tín dụng sẽ được cải thiện rõ rệt nếu như cán bộ của các tổ chức xã hội được đào tạo đầy đủ về các kiến thức cơ bản, các hoạt động kinh tế. Điều này có thể được thực hiện trên cơ sở phối hợp với cơ quan khuyến nông. NHCSXH Thanh Trì cần có các biện pháp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đối tượng này trong quá trình hỗ trợ ngân hàng đánh giá và lựa chọn hộ được vay vốn được chính xác và trong công tác thu hồi vốn cho vay tại các xã. Trên thực tế các đối tượng này vẫn được hưởng một phần lãi suất cho vay nên cũng phải có trách nhiệm san sẻ rủi ro mất vốn với ngân hàng. Đồng thời có chế độ thưởng, phụ cấp cho các đối tượng này nếu họ hoàn thành tốt công việc thu hồi vốn tại địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh sổ sách kế toán… để khuyến khích họ làm việc tốt hơn. NHCSXH nên tập trung vào việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cộng tác viên là các
tổ chức chính trị, xã hội vì về lâu dài đây mới là nguồn lực hỗ trợ chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng.