bằng đi đôi với xoá đói giảm nghèo:
Khi xem xét khoảng cách giữa hai nhóm người giàu nhất và nghèo nhất trong dân số có thể thấy sự gia tăng liên tục về tình trạng bất bình đẳng. Hội nhập vào kinh tế thế giới cũng đi kèm với khoảng cách lớn hơn giữa thu nhập của lao động có tay nghề và không có tay nghề. Đồng thời có nhiều dấu hiệu cho thấy khoảng cách giữa các vùng cũng ngày càng lớn. Tác động giảm nghèo của tăng trưởng kinh tế sẽ ít hơn
khi bất bình đẳng gia tăng, và Việt Nam sẽ thu được những kết quả chậm hơn về giảm nghèo trong những năm tới nếu không có biện pháp cụ thể, rõ ràng.
Các dân tộc thiểu số nằm trong các nhóm có nguy cơ tụt hậu. Trong thời gian tới Nhà nước cần phải có các chính sách để ưu tiên cho hộ như cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, phân phối lại đất đai hiện nay do các nông trường Nhà nước nắm giữ…
Những người di cư từ nông thôn ra thành thị cũng là một nhóm có tiềm năng rủi ro. Hầu hết những người di cư từ nông thôn ra thành thị đều làm ăn tốt hơn, tuy nhiên co sở hạ tầng đô thị phát triển không đầy đủ và cơ chế quản lý hành chính hiện nay nhằm hạn chế sự chuyển dịch này có thể làm cho người di cư sống trong tình trạng nghèo đói. Vấn đề đặt ra đối với Chính phủ là hạn chế dòng di cư này thông qua các biện pháp tăng trưởng và đa dạng hoá ở nông thôn. Thu nhập phải được tăng lên từ chính việc tăng năng suất nông nghiệp khi mà lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực phi nông nghiệp ngày một nhiều hơn. Nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trung tâm y tế, trường học, hệ thống thuỷ lợi và tưới tiêu, hệ thống đường giao thông để tiết kiệm chi phí và thời gian tiêu thụ nông sản… Điều kiện khó khăn của hệ thống giao thông nông thôn đã cản trở dân tại các làng xã tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các trung tâm hành chính nông thôn. Tạo điều kiện để các xã nhận được hỗ trợ của hệ thống nghiên cứu và khuyến nông, cung cấp các dịch vụ có tính trọng tâm và theo nhu cầu của nông dân. Các hoạt động mùa màng, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản sẽ phát triển tốt hơn nếu tiếp cận được với công nghệ mới, dự đoán được thị trường… Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại - một nhân tố quan trọng đang góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá.
Các vấn đề về thông tin không cân xứng và khả năng cung ứng dẫn đến việc Nhà nước phải cung ứng các dịch vụ cho xã hội nói chung và người nghèo, xã nghèo nói riêng. Thực tế cho thấy việc cải thiện hệ thống đường xá và hệ thống điện ở nông thôn, hoặc trợ cấp một khoản phù hợp để đầu tư định hướng ở nông thôn nhằm tăng thu nhập cho các hộ nghèo thường tốn kém hơn là các dịch vụ tài chính khác, đặc biệt
là những nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển. Do vậy, ngân hàng không thể tự mình cung ứng các dịch vụ xã hội này mà cần có sự tham gia của các cơ quan Nhà nước.
Vấn đề thị trường và tiêu thụ sản phẩm của hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo ở nông thôn cũng là vấn đề cần quan tâm. Không tiếp cận được với thị trường, không dự đoán được nhu cầu của thị trường, giá cả nông sản bấp bênh …là những yếu tố làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nghèo không ổn định. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm có liên quan trực tiếp đến bảo toàn vốn của ngân hàng và tạo động lực mở rộng tín dụng.
3.3.3. Nhà nước cần chú trọng nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo:
Đến khi nào tất cả các hộ nghèo đều nhận thức được tầm quan trọng của thoát nghèo đối với gia đình họ thì khi đó công cuộc xoá đói giảm nghèo mới thật sự có ý nghĩa và đạt được những kết quả to lớn. Hiện nay có rất nhiều hộ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc thoát nghèo từ đó dẫn đến vốn được vay được sử dụng để tiêu dùng chứ không nhằm mục đích tăng thu nhập. Các hộ có trình độ học vấn cao có ý thức thoát nghèo và nỗ lực thoát nghèo hơn nhiều các trình độ có học vấn thấp. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường, trình độ sản xuất kinh doanh đóng một vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất. Hộ nghèo có được vốn là quan trọng, nhưng xét trên góc độ hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo vốn được an toàn thì việc trang bị cho hộ nghèo kiến thức trong sử dụng vốn có tính chất quyết định.
Việc đào tạo nâng cao trình độ dân trí cho hộ nghèo phải được thực hiện có quy mô quốc gia. Chính phủ cần xây dựng và có sự chỉ đạo đồng bộ các chương trình, mục tiêu về giáo dục đào tạo đã đề ra. Học vấn thấp là phổ biến trong cộng đồng hộ nghèo, song nhiều nhất vẫn tập trung vào trẻ em của các hộ nghèo này, do vậy các chương trình của Chính phủ phải đặc biệt quan tâm đến bộ phận trẻ em nghèo. Để khuyến khích trẻ em đi học phải để các hộ nhận thức được đây chính là cách duy nhất để con em hộ thoát nghèo trong tương lai. Chính phủ có hỗ trợ nhất định để hộ nghèo có thể chấp nhận được các chi phí giáo dục. Muốn vậy chi hàng năm của NSNN cho
giáo dục phải có kế hoạch cụ thể và thường xuyên kiểm tra, tránh tình trạng chi quá lớn cho giáo dục bậc cao, vốn bị thất thoát, lãng phí…
Đồng thời tạo cơ hội tiếp thu kiến thức mới về kỹ thuật, công nghệ dự báo thị trường cho hộ nghèo thông qua các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, cơ quan cung ứng giống, vật tư, mấy móc, qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương… Có chính sách hỗ trợ cho NHCSXH về kinh phí để đào tạo và tư vẫn cho hộ nghèo trong quá trình sử dụng vốn.
3.3.4. Một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền tại huyện Thanh Trì:
- Các cấp có thẩm quyền cần tạo điều kiện giúp đỡ cho NHCSXH huy động được nhiều nguồn vốn, nhất là những nguồn vốn rẻ, hoặc cho tặng
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
- UBND huyện, xã, các tổ chức đoàn thể cần lập danh sách hộ nghèo một cách trung thực.
- Các tổ chức đoàn thể, các phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để thục hiện tốt việc cho vay tới hộ nghèo thông qua tổ tiết và vay vốn.
- Cùng với hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo, huyện Thanh trì cũng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khác để đảm bảo thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo.
3.3.5. Kiến nghị đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì:
- Chấp hành tốt quy trình thủ tục cho vay đối với hộ nghèo theo quy định của ngân hàng. Tiến hành các thủ tục cho vay nhanh chóng, để vốn vay sớm đến được với các hộ nghèo.
- Cán bộ tín dụng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, cũng như tìm hiểu về hoàn cảnh của các hộ nghèo. Luôn giữ thái độ nhiệt tình, hoà nhã, vui vẻ đối với khách hàng, luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các khách hàng về việc vay vốn.
- Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn có thể huy động, đặc biệt là những nguồn vốn rẻ, các nguồn vốn được cho tặng.
KẾT LUẬN
Kể từ khi đi vào hoạt động, NHCSXH Thanh Trì đã thực hiện cho vay ưu đãi tới nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện, hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng ngày càng được mở rộng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng tăng lên, đòng góp vai trò qua trọng trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì vẫn ở mức thấp, và cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay của hộ nghèo trên địa bàn huyện Thanh Trì cũng ngày càng tăng lên, đòi hỏi ngân hàng phải tìm các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động cho vay hộ nghèo, nâng cao được hiệu quả của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì. Việc nâng cao được hiệu quả của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo cũng đồng nghĩa với việc từng bước thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã.
Với mục tiêu đó chuyên đề đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng xoá đói giảm nghèo trong đó bao gồm các vấn đề: những vấn đề cơ bản về đói nghèo đề cập đến khái niệm đói nghèo, nguyên nhân đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo; những khái niệm cơ bản có liên quan đến tín dụng xoá đói giảm nghèo như khái niệm NHCSXH, hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách như khái niệm tín dụng chính sách, phân loại tín dụng chính sách, vai trò tín dụng chính sách, các nguồn vốn của NHCSXH, các vấn đề về lãi suất của NHCSXH, các vấn đề về rủi ro tín dụng của NHCSXH, chính sách cho vay hộ nghèo của NHCSXH; hiệu quả trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo có đề cập đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Những cơ sở lý luận về tín dụng xoá đói giảm nghèo cho phép người viết có những hiểu biết cơ bản về hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì trong phần tiếp theo. Trong phần đánh giá thực trạng tác giả đã xem xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thanh Trì và khó khăn thuận lợi của các điều kiện đó tới hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH; xem xét vài nét về phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì cũng như quy trình cho vay vốn hộ nghèo tại đây. Tác giả cũng nghiên cứu hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo NHCSXH huyện Thanh Trì thông qua các chỉ tiêu dư nợ, thu hồi nợ, nợ quá hạn và nguyên nhân, đồng thời lấy ý kiến của một số người vay, xem xét tình hình sử dụng vốn vay của các hộ, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH huyện Thanh Trì, rút ra những cái đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân của nó, nêu lên một số gương điển hình thoát nghèo nhờ vốn vay của ngân hàng. Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Thanh trì, tác giả đã có cơ sở để đưa ra một số giải pháp, và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tuy nhiên do những hiểu biết có hạn về lĩnh vực ngân hàng tính chính nói chung và hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo nói riêng nên chuyên đề còn nhiều thiếu xót, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hy vọng trong thời gian tới, đề tài tiếp
tục được nghiên cứu, hoàn thiện, góp phần giúp NHCSXH huyện Thanh trì nâng cao được hiệu quả tín dụng xoá đói giảm nghèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp. Nhà xuất bản thống kê, 2001 2. Cẩm nang chính sách và nghệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo. NHCSXH năm
2004. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
3. Giáo trình Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản thống kê, 1999. 4. Hỏi đáp về hoạt động tín dụng. NHCSXH 2006.
5. Điều lệ hoạt động của NHCSXH.
6. Nguyễn thị Hằng (1996), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
7. Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng. 8. Tiền tệ tín dụng và ngân hàng.
10.Báo cáo tổng kết 3 năm hoạt động phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì. NHCSXH huyện Thanh Trì.
11. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2001 – 2005. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì.
12. Các nghị định của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo.
13. Nghị quyết 06 của Chính Phủ, ban hành ngày 05/07/2005 về việc công bố chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010.
14. Quyết định 6673 của UBND thành phố Hà Nội, ban hành ngày 28/09/2005, về việc ban hành chuẩn nghèo mới cho khu vực Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. 15. Kế hoạch thực hiện giảm nghèo huyện Thanh trì giai đoạn 2006 – 2010.
UBND huyện Thanh Trì.
16. Các văn bản liên quan đến cho vay hộ nghèo của NHCSXH.
17. Các số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì các năm 2004, 2005, 2006.
18. Kế hoạch tín dụng năm 2007 của NHCSXH huyện Thanh Trì. 19. Tạp chí ngân hàng số 11 năm 2005.
20. Tạp chí nông nghiệp và nông thôn 2005.
21. Các trang web của NHCSXH, của Chính phủ, của UBND thành phố Hà nội. 22. Các luận văn tốt nghiệp các khoá 42, 43, 44; các luận án thạc sĩ, tiến sĩ.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BÁO CÁO TỔNG HỢP DANH SÁCH HỘ NGHÈO HUYỆN THANH TRÌ NĂM 2006
Đơn vị: hộ Xã, thị trấn Tổng số hộ dân Số hộ nghèo Tỷ lệ %
Nguyên nhân nghèo Yêu cầu trợ giúp
Thiếu kinh nghiệm làm ăn Thiếu lao động Thiếu đất sản xuất Thiếu vốn người Có ốm đau Có người mắc tệ nạn xã hội Khác Cho vay vốn Hướng dẫn cách làm ăn Nhu cầu học nghề Khác Hữu Hoà 1731 162 9,36 92 43 0 0 23 3 5 0 92 0 40 Liên ninh 2722 157 5,77 35 37 25 49 64 1 2 49 40 0 57 Ngũ Hiệp 2266 100 4,41 12 31 7 18 49 6 1 18 16 7 1 Vạn Phúc 1973 227 11,5 23 120 1 138 63 0 0 151 0 24 0 Thanh Liệt 1639 61 3,72 30 41 0 12 44 0 0 10 0 8 0 Đông Mỹ 1463 99 6,77 11 25 5 24 67 5 3 26 1 2 67 Duyên Hà 1021 129 12,63 26 44 0 39 33 3 9 39 23 8 58 Tân Triều 3383 181 5,35 96 10 3 130 40 13 29 130 3 28 52 Vĩnh Quỳnh 4532 234 5,36 28 70 2 22 127 11 13 44 10 31 117 Tam Hiệp 2303 166 7,21 54 36 19 1 35 8 0 22 54 0 35 Ngọc Hồi 1902 129 6,78 0 89 4 60 121 0 0 66 0 57 61 Tứ Hiệp 2239 49 2,19 3 21 0 17 22 2 0 36 15 10 14 TT Văn Điển 2737 74 2,70 12 11 0 2 28 1 15 9 12 2 49 Tả Thanh Oai 3043 344 11,30 45 63 72 63 91 0 14 63 44 0 124 Đại Áng 1763 163 9,25 50 43 6 47 3 28 28 55 91 53 19 Yên Mỹ 1150 76 6,61 20 9 0 6 55 1 10 6 1 1 63 Toàn huyện 35867 2360 6,58 537 693 144 628 847 82 129 724 402 231 757
Phụ lục 2: TỔNG HỢP HỘ CẬN NGHÈO HUYỆN THANH TRÌ NĂM 2006.
Đơn vị: hộ
Xã, thị trấn Hộ cận nghèo Số hộ đề nghị hỗ trợ
Vay vốn phát triển
SXKD Hướng dẫn cách làm ăn Đào tạo nghề, giải quyết việc làm Giảm học phí, khoản thu khác Yên Mỹ 98 3 4 7 45 Vạn Phúc 202 100 115 85 195 Duyên Hà 80 Liên Ninh 399 124 50 112 183 Ngũ Hiệp 199 112 67 84 100 Đông Mỹ 116 59 6 49 Tứ Hiệp 383 161 14 115 205 Vĩnh Quỳnh 506 68 9 51 25 Đại Áng 165 115 69 95 97 Ngọc Hồi 155 29 5 45 80 Hữu Hoà 136 114 11 4 Tả Thanh Oai 437 312 247 223 226 Thanh Liệt 101 13 19 11 78 Tân Triều 175 84 67 115 92