Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Thanh Trì ta cần xét nhiều chỉ tiêu như:
* Hiệu suất sinh lời của vốn xoá đói giảm nghèo (H): Hiệu suất này tại NHCSXH huyện Thanh Trì như sau:
Bảng 12: Hiệu suất sinh lời của vốn xoá đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lãi thu được trong năm (L) 567,49 1332,63 1718,484 Dư nợ tính đến cuối năm (D) 17300 22209 27232 H=L/D 0,0328 0,06 0,0631
( Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì)
Như vậy ta thấy rằng hiệu suất sinh lời vốn xoá đói giảm nghèo ngày càng tăng lên, tuy nhiêu hiệu suất sinh lời này vẫn rất nhỏ, năm 2004 một đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo chỉ thu được 0,0328 đồng lãi, năm 2005 đã tăng lên là 0,06 đồng lãi, đến năm 2006 thì cứ mỗi đồng vốn bỏ ra thu được 0,0631 đồng lãi, như vậy hiệu suất sinh lời của vốn xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì là rất thấp. Nguyên nhân cơ bản là do NHCSXH nhằm mục tiêu hiệu quả xã hội là chính, hiệu quả kinh tế chỉ là phụ nên Ngân hàng thực hiện cho các hộ nghèo vay với một lãi suất ưu đãi, khá thấp, làm cho hiệu suất sinh lời của vốn không cao. Trong thời gian gần đây, hiệu suất này đã tăng dần lên điều này là do Ngân hàng đã áp dụng một mức lãi suất mới cao hơn mức lãi suất cũ chút ít nên số tiền lãi thu được đã tăng, đồng thời ngân hàng cũng đã áp dụng những biện pháp tích cực trong việc thu lãi, nên ít để xảy ra trường hợp thất thoát lãi, không thu được lãi. Việc hiệu suất sinh lời của vốn ngày càng tăng lên đã chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của NHCSXH huyện Thanh trì đã ngày càng được nâng cao, tuy nhiên do
hiệu quả kinh doanh không phải là mục đích chính của việc thành lập NHCSXH nên nó vẫn chưa được quan tâm nhiều, và vẫn ở mức thấp. Trong những năm tới, cần phải có những biện pháp sao cho vừa đảm bảo được hiệu quả xã hội cần thiết vừa phải nâng cao được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
* Tỷ lệ nợ quá hạn (TQ): để đánh giá chất lượng và hiệu quả tín dụng xoá đói giảm nghèo thì người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay xoá đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì trong những năm qua như sau:
Bảng 13: Phân tích nợ quá hạn chương trình cho vay xoá đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nợ quá hạn (Q) tr. đ 20 111 180
Tổng dư nợ (N) tr. đ 17300 22209 27232
TQ=Q*100/N (%) 0,116 0,499 0,66
( Nguồn:NHCSXH huyện Thanh Trì).
Ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng đã ngày càng tăng lên, năm 2004 là 0,116%, năm 2005 là 0,499%, năm 2006 là 0,66%. Tuy tăng lên nhưng tỷ lệ này vẫn giữ được ở mức thấp, và chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, điều này đã chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng những biện pháp tích cực trong việc thu hồi nợ, và cũng chứng tỏ hiệu quả của ngân hàng trang lĩnh vực thu hồi nợ, tuy nhiên hiệu quả này đang ngày càng giảm đi. Trong các năm tới NHCSXH huyện Thanh Trì cần sử dụng những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi nợ, để giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn, từ đó ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
* Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nguồn vốn(đã được phản ánh ở phần 2.3.1: Tình hình huy động vốn với bảng tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn – Trang 54)
Từ đó ta thấy rằng hiệu quả trong việc huy động vốn của ngân hàng ngày càng giảm. Điều này là do trên địa bàn huyện có nhiều ngân hàng cùng hoạt động với cơ chế và lãi suất linh hoạt thu hút được lượng lớn tiền gửi của dân cư, còn cơ chế và lãi suất của NHCSXH lại có nhiều hạn chế, nên sức hấp dẫn đối với người dân kém. Trong những năm tới NHCSXH cần phải có những biện pháp huy động vốn có hiệu
quả, cần đổi mới cơ chế và lãi suất cho phù hợp với thị trường để có thể thu hút được nhiều vốn, để hoàn thành kế hoạch nguồn vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.