Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 44)

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ: THANH TRÌ:

2.1.1. Điều kiện tự nhiên:

2.1.1.1. Vị trí địa lý:

Thanh Trì nằm trên trục đường 1A, 1B, đường vành đai 3 nối liền với cầu Thanh Trì, tuyến đường sắt Bắc nam với ga Văn Điển nên Thanh Trì là cửa ngõ phía Nam của Hà Nội. Phía bắc giáp quận Hoàng Mai, phía nam giáp huyện Thường Tín, Thanh Oai tỉnh Hà Tây; phía tây giáp quận Thanh xuân, thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây; phía đông giáp sông Hồng. Chiều dài theo hướng Bắc nam khoảng 8 km, với tổng diện tích đất tự nhiên là 6292,71 ha.

Nằm ở vị trí đó Thanh Trì có thuận lợi cơ bản về giao lưu đường sắt, đường bộ và đường thuỷ với các vùng phía Nam, là cửa ngõ đón nhận tất cả các luồng giao lưu giữa các tỉnh phía nam và các tỉnh phía Bắc trước khi vào Hà Nội. Phía đông là sông Hồng là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao lưu đường thuỷ với khu vực nội thành cũng như các vùng thuộc hạ lưu sông Hồng. Vì được tiếp cận với những thị trường tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội và thị xã Hà Đông nên đây là môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế hàng hoá. Vì vậy nông thôn huyện Thanh Trì là nơi thu hút lượng vốn lớn để phát triển nông nghiệp, mở mang ngành nghề, dịch vụ đưa nông thôn ngày càng giàu mạnh. Hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho sản xuất lưu thông hàng hoá với các vùng của đất nước. Từ đó sản xuất ngày càng phát triển và lượng vốn thu hút vào sản xuất ngày càng nhiều. Với lợi thế về vị trí địa lý các hộ nghèo vay vốn có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ đó thoát được cảnh đói nghèo và có thể hoàn trả vốn cho Ngân hàng một cách thuận lợi.

Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê ở phía Nam thành phố Hà Nội với độ cao trung bình 4,5 đên 5,5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Toàn bộ lãnh thổ huyện được phân thành 2 vùng tự nhiên: vùng bãi ven đê và vùng nội đồng. Vùng bãi đê sông Hồng diện tích 1174 ha, bao gồm diện tích chủ yếu của 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đây là đất phù sa bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng trong đê của huyện. Độ cao trung bình của khu đất dân cư là 8 – 9,5m, các vùng bãi canh tác có độ cao từ 7 – 7,5m. Giữa vùng bãi và đê có nhiều hồ đầm trũng chạy ven chân đê là nơi giữ nước khi sông cạn. Đất đai vùng bãi thuộc loại đất phù sa bồi tụ hàng năm, thường bị ngập nước 4 tháng vào mùa mưa lũ. Đây là vùng đất rất thích hợp cho việc phát triển các loại rau màu thực phẩm nhất là các loại rau sạch. Vùng trong đê chiếm đại bộ phận diện tích của huyện bị chia cắt bởi các trục đường và các sông tiêu nước thải của thành phố nên hình thành các tiểu vùng nhỏ có nhiều hồ đầm, ruộng trũng. Với địa hình như vậy một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước, mặt khác cũng gây khó khăn do tình trạng ngập úng. Với địa hình này huyện Thanh Trì có thế mạnh trong nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với kinh doanh du lịch sinh thái, là vùng trồng rau lớn cung cấp cho thị trường Hà Nội. Đây là những hướng đầu tư chủ yếu, mang lại lợi nhuận cao cho các hộ. Tuy nhiên do địa hình trũng nên Thanh Trì phải chịu nguồn nước thải từ từ thành phố đổ ra gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nông nghiệp. Tình hình ứng lụt vào mùa mưa ảnh hưởng đến mùa màng, hiệu quả sử dụng vốn cũng bị ảnh hưởng, nhiều khi đầu tư vốn sức lao động nhưng lại không thu được kết quả hoặc thu được rất ít, từ đó hiệu quả sử dụng vốn không cao, gây ứ đọng vốn. Trong những trường hợp ấy các hộ nghèo vay vốn NHCSXH thường gặp khó khăn, khó có điều kiện hoàn trả vốn vay.

2.1.1.3. Khí hậu - thuỷ văn:

Thanh Trì mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23°C, nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2. Độ ẩm bình quân trong năm khoảng 85%, vào tháng 2 – 3 độ ẩm lên tới 89%. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1700 đến

2000 mm, với tổng số ngày mưa là 143 ngày. Mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8 với lượng mưa bình quân tháng từ 200 – 300 mm. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1640 giờ với 220 ngày có nắng. Chế độ thuỷ văn của Thanh trì chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thuỷ văn sông Nhuệ, sông Hồng và nguồn nước từ thành phố. Vào mùa mưa, toàn bộ vùng ngoài đê sông hồng bị ngập úng. Toàn bộ phần diện tích trong đê đều có cốt đất thấp hơn ngoài đê và mực nước sông. Thêm vào đó, phần lớn nước thải của Thành phố tiêu qua các sông trên địa bàn huyện, vào mùa mưa thì gây ngập lụt, vào mùa khô thì gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng xấu đến đời sống và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

2.1.1.4. Nguồn lực đất đai:

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 6292,7138 ha, bao gồm 3548,133 ha đất nông nghiệp (chiếm 56,19%), đất phi nông nghiệp là 2712,944ha (chiếm 43,11%), đất chưa sử dụng là 31,6354 ha (chiếm 0,5%).

Thanh Trì là huyện vùng trũng, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 56%, trong đó chủ yếu là diện tích chuyên trồng lúa, diện tích các ao hồ đầm được đưa vào thả cá. Diện tích đất trồng các loại rau màu chủ yếu nằm ở vùng ngoài bãi sông Hồng. Tuy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, nhưng bình quân đất nông nghiệp chỉ đạt 880 mét vuông/lao động. Trong mấy năm gần đây quá trình đô thị hoá đã làm cho đất nông nghiệp giảm, chuyển sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Nhìn chung Thanh Trì là huyện còn đa dạng tiềm năng về đất đai, lại nằm sát nội thành nên có thể mở rộng các công trình xây dựng cho phát triển đô thị và công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp vừa và nhỏ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất ruộng trũng, do vậy cần tiếp tục tích cực thực hiện chương trình chuyển đổi để khai thác thế mạnh của vùng trũng là nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái và dịch vụ.

Nói chung Thanh trì là huyện có thế mạnh về đất đai, dựa vào thế mạnh về đất đai huyện có thể phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau một cách thuận lợi. Hiện nay NHCSXH huyện Thanh Trì cũng triển khai cho các hộ vay vốn phát triển

sản xuất nông nghiệp hàng hoá như nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau. Các hộ cũng đã đạt được những kết quả đáng kể trong sản xuất kinh doanh các ngành này, nhiều hộ đã thoát nghèo và đã hoàn trả được cả vốn lẫn lãi cho NHCSXH.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

2.1.2.1. Dân số và lao động:

Tổng dân số huyện Thanh Trì là hơn 164000 người, tổng số lao động trong độ tuổi là hơn 96000, chiếm 59% so với tổng dân số. Trong đó người có khả năng lao động là hơn 88000 người, chiếm 91,1% số người trong độ tuổi lao động. Lao động nông nghiệp chiếm tới 60,8%, lao động công nghiệp chiếm 26,7% và lao động dịch vụ chiếm 12,5% tổng số lao động.

Từ năm 2001 đến nay nguồn lao động huyện Thanh trì tăng bình quân 2,9% năm. Tốc độ tăng lao động chủ yếu là do mức sinh cao của những năm trước đây, ngoài ra còn do dòng lao động từ các tỉnh khác di cư tự do đến địa bàn để tìm việc. Hàng năm số người đến tuổi lao động tăng lên khoảng 2500 người. Nhìn chung lực lượng lao động của huyện Thanh Trì còn tương đối trẻ, với 42,6% số lao động dưới 35 tuổi, độ tuổi từ 35 – 55 chiếm 51,2%. Mặc dù là huyện có lực lượng lao động trẻ cao nhưng trình độ lao động còn bất cập, lao động có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên đã qua đào tạo ở huyện chỉ chiếm 35,6%, lao động trong khu vực nông thôn phần lớn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 81%. Như vậy điều trở ngại ở đây là trình độ học vấn của người dân còn thấp, lao động chưa qua đào tạo đông. Từ đặc điểm này ta thấy lợi thế của huyện là có một nguồn nhân lực dồi dào có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, đồng thời Thanh Trì có nhiều ngành nghề truyền thống gắn liền với sự lành nghề của người lao động, đây là một cơ sở vững chắc cho việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, có thể giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo. Tuy nhiên trình độ nguồn nhân lực lại thấp đây là một trở ngại lớn cho huyện, với trình độ thấp người dân khó có thể sử dụng thành thạo các loại máy móc, các công cụ hiện đại, khó tiếp thu các cách thức làm ăn mới hiệu quả, khó ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

Theo chuẩn nghèo gia đoạn 2001 – 2005 (khu vực ngoại thành thu nhập bình quân dưới 130.000đồng/người/tháng) tổng số hộ nghèo toàn huyện tại thời điểm tháng 12/2000 là 1764 hộ với 5645 nhân khẩu chiếm 3,38% tổng số hộ toàn huyện.

Trong 5 năm 2001 – 2005, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các chính sách, biện pháp giảm nghèo đã được các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện triển khai với nhiều nguồn lực, góp phần cải thiện đáng kể đời sống và giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 3,38% năm 2001 xuống còn 0,5% cuối năm 2005. Đặc biệt từ năm 2003 không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách. Như vậy mục tiêu giảm cơ bản hộ nghèo của huyện giai đoạn 2001 – 2005 đã hoàn thành.

Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 của Thành phố, theo kết quả điều tra tháng 11/2005 toàn huyện có 2360 hộ nghèo với 8021 nhân khẩu, chiếm 6,58% tổng số hộ toàn huyện, trong đó có 26 hộ nghèo thuộc diện chính sách.

Nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thiếu sức lao động gia đình có đông người ăn theo, thiếu kinh nghiệm làm ăn, gia đình có người tàn tật, ốm đau, một số gia đình mắc tệ nạn xã hội…. Trong đó nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm là ăn là 537 hộ chiếm 22,75%; do nguyên nhân thiếu lao động là 693 hộ chiếm 29,37%; do nguyên nhân thiếu đất sản xuất là 144 hộ, chiếm 6,1%; do nguyên nhân thiếu vốn là 628 hộ chiếm 26,61%; do có người ốm đau bệnh tật là 847 hộ chiếm 35,89%; do có người mắc tệ nạn xã hội là 82 hộ chiếm 3,47%, do các nguyên nhân khác là 129 hộ chiếm 5,47%. Như vậy ta thấy rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu của đói nghèo tại huyện Thanh Trì là do thiếu vốn sản xuất. Tuy nhiên một hộ nghèo có thể không chỉ do một nguyên nhân đơn lẻ nào đó mà có thể do sự tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhân khác nhau. Ví dụ như bên cạnh việc thiếu vốn thì họ còn thiếu kinh nghiệm làm ăn, hay nhà có người ốm đau bệnh tật… nhưng nguyên nhân do thiếu vốn vẫn là chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo đói của nhiều hộ. Trong số các hộ nghèo đói có nhu cầu thoát nghèo của huyện Thanh Trì thì có tới 724 hộ, chiếm 30,68% số hộ nghèo là có yêu cầu trợ giúp cho vay vốn, 402 hộ cần hướng dẫn cách làm ăn, 231 hộ có nhu cầu đào tạo việc làm, học nghề.

Theo kết quả điều tra tháng 12/2005 của Huyện Thanh Trì trong 4200 hộ điều tra thì có tới 3767 hộ thuộc diện cận nghèo. Trong số hộ cận nghèo này thì số hộ có đề nghị được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh là 1294 hộ, hướng dẫn cách làm ăn là 677 hộ, có 953 hộ đề nghị đào tạo nghề, giải quyết việc làm, và 1375 hộ đề nghị giảm học phí, khoản thu khác.

Rất nhiều hộ nghèo và cận nghèo có nhu cầu vay vốn, từ đó cho thấy nhu cầu về vốn cho xoá đói giảm nghèo ở huyện Thanh Trì là rất lớn. Như vậy muốn thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo tại huyện Thanh Trì thì bên cạnh việc thực hiện các biện pháp như hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giảm học phí, hướng dẫn cách làm ăn, UBND huyện Thanh Trì cần kết hợp tốt với NHCSXH trong việc cho vay vốn tới các hộ nghèo để họ có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thoát nghèo một cách thuận lợi.

Mục tiêu thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Thanh Trì là đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6,58% năm 2006 xuống con 1,2% đầu năm 2010 đên cuối năm 2010 phấn đấu chỉ còn 0,5% hộ nghèo.

Từ hình hình đói nghèo ở huyện Thanh Trì và nguyên nhân của nó cũng như mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Thanh Trì thì một khó khăn đặt ra cho NHCSXH là phải tạo điều kiện cho những hộ nghèo có khả năng sản xuất kinh doanh có điều kiện vay vốn để thoát nghèo, trong khi đó nguồn vốn của Ngân hàng lại có hạn.

(Phụ lục 1 và 2: Báo cáo tổng hợp danh sách hộ nghèo huyện Thanh Trì; Tổng hợp danh sách hộ cận nghèo huyện Thanh Trì.)

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng:

Sau khi tách quận, toàn bộ vùng kinh tế dịch vụ ven đô được đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị hiện đại và đồng bộ nhất ở huyện Thanh trì trước đây đã tách về Hoàng Mai. Trừ thị trấn Văn Điển và khu công nghiệp Cầu Bươu, phần lớn các xã của Thanh Trì hiện tại đều thuộc vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện Thanh Trì trước đây do vậy cơ sở hạ tầng hết sức yếu kém, mang đặc trưng đậm nét hạ tầng kỹ thuật của vùng quê nông thôn. Tuy nhiên ở Thanh Trì lại có hệ thống

đưòng giao thông- đường sắt, đường bộ, đường thuỷ hết sức thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

2.1.2.4. Điều kiện thị trường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thanh Trì nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội giáp ranh với các quận nội thành, có hệ thống giao thông và giao lưu rất thuận lợi đến các khu trung tâm của thành phố. Thanh Trì lại là đầu mối quy tụ hệ thống giao thông liên vùng nên rất thuận lợi cho việc mở rộng thị trường.

Đối với các khu vực nội thành, Thanh Trì là nơi có điều kiện rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khu vực nội thành thông qua hệ thống các đường giao thông chính như đường 1A, đường Nguyễn Trãi, và hệ thống các đường giao thông của khu vực giáp ranh với các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân. Qua hệ thống giao thông này sản phẩm hàng hoá của nhiều xã trong huyện đã được đưa vào cung cấp cho dân cư trong các quận nội thành. Đây là thị trường hết sức rộng lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như các dịch vụ của huyện Thanh Trì.

Thanh Trì là huyện có quy mô dân số hơn 164.000 người, trong đó có gần 50% dân số phi nông nghiệp, mật độ dân số hơn 2600 người/km vuông, cho nên ngay trên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 44)