Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 35 - 46)

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Căn cứ theo số liệu bổ sung mới nhất, để có một cái nhìn trực quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, dưới đây là các số liệu so sánh tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 -2020.

Trong giai đoạn 2016 -2020, tăng trưởng GRDP tăng trung bình 10,15%, GRDP bình quân đầu người đạt 76,3 triệu đồng, cao thứ 2 trong 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc chỉ xếp sau Thái Nguyên. Cơ cấu đẩy mạnh hợp lý với 3 lĩnh vực trong điểm công nghiệp – xây dựng – dịch vụ chiếm 90% tỉ trọng GRDP, cơ cấu nông nghiệp chiếm chưa tới 10%.

Giai đoạn 2016, thu nhập bình quân đạt 46 triệu đồng/ người, tăng 16,8% so với 2015, tổng tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 10,13%. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì mức tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 21.681 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch, tăng 21,6% so với năm 2015.

Biểu đồ 2.1. Kết quả thu ngân sách của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 109.3 98.4 8 7 76.2 6 5 4 3 2 1 0 2016 2017 2018 2019 2020

Thu ngân sách tỉnh Lào Cai

Nguồn: Cục thuế Lào Cai

Thu ngân sách nhà nước đạt hơn 6.200 tỷ đồng, bằng 100,7% dự toán, tăng 13,3%. Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động trên địa bàn với giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, đạt hơn 2 tỷ USD. Du lịch phát triển mạnh khi Lào Cai đã đón 2,7 triệu lượt khách du lịch, tăng 33%, trong đó có gần 1 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2017, GRDP tăng 10,03% so với 2016, đạt mức cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng ( tăng 1,07% so với 2016) và dịch vụ tăng 0,23% so với năm 2016, ngành nông nghiệp tiếp tục giảm mạnh 1,3%. Thu ngân sách địa phương đạt 7.000 tỷ, tăng 12,6 % so với 2016.

Giai đoạn 2018 bắt đầu chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Lào Cai. Thống kê GRDP đạt 43,634 tỷ VNĐ. GRDP bình quân đạt 63,1 triệu đồng/ người. Thu ngân sách nhà nước đạt 8400 tỷ, tăng 20% so với năm 2017. Nhiều chỉ tiêu năm 2018 vượt mục tiêu toàn Tỉnh đề ra. Năm 2019, GRDP trung bình người tăng 7,5 triệu đồng/ người, chạm mức 70,6 triệu đồng. Tổng thu ngân sách bằng 128% dự kiến được giao, 9.339 tỷ đồng đã được bổ sung vào nguồn ngân sách Tỉnh. Năm 2020 là thời điểm đại dịch bắt đầu tiến triển phức tạp, hoạt động kinh tế của quốc gia bị trì hoãn, các tỉnh phải tập trung thực hiện song song đảm bảo sức khỏe cho nhân dân cùng với phát triển kinh tế. Bằng sự nỗ lực của Ban quản lý và nhân dân, kinh tế Lào Cai trong năm 2020 vẫn duy trì ở kết quả ấn

tượng. GRDP đạt 76,3 triệu đồng, Tốc độ tăng trưởng GRDP 6,55%. Tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ giảm nghèo đứng đầu cả nước.

Nông nghiệp:

Tỉnh Lào Cai có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ đạo đã xây dựng được thương hiệu riêng như hoa, chè, rau, gạo, gà đen vùng cao, lợn đen, trâu Bảo Yên, thủy sản nước lạnh. Theo như đánh giá của các cơ quan chuyên môn, Lào Cai là nơi có vị trí thuận lợi, khí hậu đa dạng và ôn hóa. Đây là điều kiện lý tưởng cho sản xuất và tiêu thụ nông nghiệp của tỉnh. Với địa thế gồm 638.00 ha đất tự nhiên, đất đại hầu hết chỉ mới ở giai đoạn khai thác, tỉnh hoàn toàn có đầy đủ tiềm năng để trở thành một trụ cột của nông nghiệp quốc gia. Bằng cách tái cơ cấu và đầu tư mạnh mẽ hơn cho lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. bước đầu tỉnh đã có được kết quả tích cực sau 4 năm đánh giá hoạt động.

Theo như bảng số liệu, tình hình nông nghiệp tỉnh Lào Cai tăng trưởng đều qua các năm. Các cây lương thực chính yếu đều vượt mức cùng kỳ trung bình 3,4%. Cụ thể, Cây lúa xuân sản lượng năm 2017 từ 156.343 tấn lên 160.707 tấn. Các cây có giá trị kinh tế cao như chè năm gia tăng xấp xỉ 7% qua các năm. Tổng hợp lại, giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh đạt 6.102 tỷ đồng năm 2017 bằng 110% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến năm 2018, giá trị tăng lên 6.530 tỷ đồng đạt 107% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2019 giá trị sản suất nông nghiệp đạt 7.154,3 tỷ đồng, năm 2020 là 7333,15 tỷ đồng.

Gần đây, tỉnh đã bắt đầu triển khai áp công nghệ cao vào các vùng quy hoạch để tối đa hóa giá trị nông nghiệp. Dù mới trong giai đoạn khởi động, chính quyền các cấp đã tích cực đầu tư vào máy móc, trang thiết bị cho các hộ dân và doanh nghiệp. Người dân được đào tạo bài bản về kiến thức quản lý chất lượng, các bộ tiêu chuẩn VietGAP. Tỉnh tái cơ cấu mạnh mẽ các loại cây trồng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, đảm bảo chuỗi cung ứng duy trì ổn định.

Căn cứ vào điều kiện lợi thế của từng vùng như Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, nguồn đầu tư của Lào Cai tập trung hơn vào các loại cây trồng có thế mạnh như Chè, đào Pháp, mận Tam hoa, lê, ....

Sau một thời gian triển khai, bước đầu tỉnh đã có những kết quả tích cực. Đến hết tháng 6/2019, toàn tỉnh sở hữu 2.054ha diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng 101ha so với năm 2018. Ước tính giá trị thu nhập bình quan đạt 120 -150 triệu/ha. Năm 2020, tỉnh có 2.509ha. sản xuất ứng dụng một phần công nghệ cao ước đạt 14.515ha; đặt nền móng quan trọng giúp tỉnh áp dụng công nghệ vào những năm tiếp theo.

Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 8000 Đơn vị: tỷ đồng 7154 7334 7000 6530 6102 6000 5547 5000 4000 3000 2000 1000 0 2016 2017 2018 2019 2020

Giá trị sản xuất nông nghiệp

Nguồn: Báo cáo số 245, 201, 265/BC – UBND

Thủy sản và chăn nuôi tại Lào Cai có nhiều triển vọng cho doanh nghiệp khám phá nhờ lợi thế về địa lý, địa hình. Trong năm 2018, duy trì ở mức ổn định với tổng đàn gia súc đạt 672,2 nghìn con, tăng 0.8% so với cùng kỳ. Tổng đàn gia cầm duy trì ở mức 4 triệu con, tăng 3,8%. Đến năm 2019, sản lượng đã giảm đi vì dịch bệnh hoành hành, gây thiệt hai lớn cho hộ kinh doanh trên địa bàn. Đến 2020 bằng nhiều nỗ lực phòng dịch, tỉnh đã duy trì được sản lượng ở mức ổn định 630 nghìn con gia súc và 4,8 triệu con gia cầm, đạt lần lượt 101% và 105,9% so với 2019.

Diện tích nuôi trồng thủy sản mở rộng hơn sau các năm. Năm 2018, diện tích ao nuôi đạt 2070 ha với sản lượng 7400 tấn. cho đến năm 2019 tỉnh đạt mục tiêu đề ra 2100 ha diện tích ao nuôi trên địa bàn với sản lượng thủy sản ước tính 8.700 tấn, trị giá khoảng 350 tỷ đồng. Đến năm 2020, diện tích đã tăng lên 100ha với sản lượng đạt 9.830 tấn.

Phát triển nông thôn:

Tỉnh đã chú trọng đầu tư cơ sở, kết cấu hạ tầng cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Liên kết hệ thống nông nghiệp vào hỗ trợ cho tình hình sản xuất chung của toàn tỉnh. Khi phong trào mới được phát động đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Cho đến đầu năm 2020 toàn khu vực hiện có 201 HTX, xây dựng 3.141 tổ hợp tác nông nghiệp, bao gồm 606 trang trại sản xuất. Các khu vực trên địa bàn tăng cường áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa thúc đẩy nông nghiệp. Do mức sản xuất của tỉnh tăng cao đem lại nhiều dấu hiệu tích cực, tỉnh bắt đầu quy hoạch các tuyến đường mới, 198,28km đường giao thông nông thôn. Tuyên truyền cho nhân dân xây nhà hợp vệ sinh, các chuồng trại gia súc đảm bảo an toàn vệ sinh, xây dựng 2.542 hố rác hộ gia đình, bảo đảm an toàn điều kiện sống người dân khỏi dịch bệnh. Ngoài ra các dự án hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ tiền công lao động được tỉnh chủ động hỗ trợ, giảm bớt gánh nặng mưu sinh, nâng cao mức sống cho nhân dân.

Sản xuất công nghiệp

Thế mạnh của tỉnh Lào Cai không chỉ là tuyến đường giao thương giữa Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc, mà tỉnh còn được coi là vùng có nguồn tài nguyên khoáng đa dạng nhất Việt Nam. Cũng vì vậy mà một trong thế mạnh của công nghiệp Lào Cai chủ yếu nằm

ở việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt 37.050,8 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2019. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng đạt 2,763,8 tỷ đồng. Địa điểm chủ yếu khai khoáng chủ yếu ở các mỏ đồng Sin Quyền, Apatit Cam Đường, Quặng Sắt Quý Xa, ...

Các dự án công nghiệp lớn được quan tâm, hỗ trợ, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Vì vậy giai đoạn 5 năm đã đánh giá nhiều chuyển biến tích cực của tỉnh trong lĩnh vực công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm đạt 3.500 tỷ đồng. Năm 2018 tỉnh đánh dấu mức giá trị kỷ lục ngành công nghiệp khi đạt giá trị xấp xỉ 29 nghìn tỷ đồng, năm 2019 tốc độ tăng trưởng ngành đạt 13,4% so với cùng kỳ. Năm 2020, tuy gặp phải tình hình dịch bệnh khó khăn, địa phương vẫn duy trì được mức tăng ấn tượng 12,5% so với cùng kỳ.

Về công nghiệp chế biến, chế tạo: tỉnh sản xuất các sản phẩm như phốt pho vàng, phân bón, axit photphoric, phốt pho đỏ, phôi thép, ... Tổng kết năm 2020, khu vực chiếm phần trăm doanh thu lớn nhất nhóm với 26,380 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2019. Tuy nhiên năm 2020 cũng chứng kiến tác động của đại dịch COVID gia tăng tình trạng thiếu hụt thị trường, mặt hàng sản xuất không thể xuất khẩu. Đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc sau khi đóng cửa và thắt chặt quản lý nguồn hàng. Doanh nghiệp đã gặp phải nhiều khó khăn khi đứng trước tình trạng thiếu trang thiết bị máy móc để hoạt động, cũng như thiếu thị trường để tiêu thụ sản phẩm.

Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Lào Cai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: Tỷ đồng 40 37.05 3532.921 30 29.043 25 20 15 10 5 0 24.888 21.681 2016 2017 2018 2019 2020

Giá trị sản xuất công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo số 245, 201, 265/BC – UBND tỉnh Lào Cai

Công nghiệp khai thác: là nhóm ngành công nghiệp phát triển nhất tại Lào Cai nhờ địa thế. Tỉnh Lào Cai bao gồm nhiều khu vực khai thác chuyên biệt với quy mô tương đối lớn. Những kết quả của hoạt động khai thác đã đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng cho tỉnh trong suốt mười năm qua. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng của nhóm giảm dần ổn định qua các năm. Giá trị năm 2020 là 2.763 tỷ đồng, bằng 73% kế hoạch đặt ra và 87,4% với cùng kỳ năm trước.

Về sản xuất và phân phối điện: Nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc chạy dọc tỉnh thành, Lào Cai đã tận dụng được thế mạnh của mình để phát triển các nhà máy thủy điện có trữ lượng vừa và nhỏ, chủ động đáp ứng cho nhu cầu nhân dân. Bằng việc mở thêm 7 nhà máy (Bắc Nà 1, Ngòi Phát, Suối Chút 2, Suối Chăn 1, ...) tình đã nâng tổng số dự án thủy điện lên 61 dự án, sản lượng điện cung cấp đạt định mức 4,088,8 triệu kWh, tăng 27,4 so với năm 2019. Tất cả nỗ lực kể trên của tỉnh đã thực hiện được các mục tiêu đề ra về năng lượng. các địa phương có sự chủ động hơn trong nguồn cung ứng điện, từ đó giúp cho mạng lưới truyền tải điện được đi xa hơn. Theo thống kê, toàn tỉnh đã có 152/152 xã, phường, thị trấn được lắp đặt điện lưới quốc gia. Hơn 90% số tổ, thôn, bản

Thương mại, dịch vụ:

Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra nhộn nhịp, đặc biệt trong các kỳ nghỉ lễ khi mà nhu cầu mua bán của người dân tăng cao. Lúc này các sản phẩm tiêu thụ chính của tỉnh là về lĩnh vực du lịch., nguồn thu chủ yếu việc mua bán cho khách du lịch nội địa và khách nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu lũy kế đạt 9.600 tỷ đồng, tăng 22.2% so với cùng kỳ năm trước. năm 2018 tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng ước đạt 10,592 tỷ đồng.

Năm 2019 hoạt động này tiếp tục được duy trì ổn định và có đà tăng 12% so với cùng kỳ. Nhân tố bán lẻ cũng đã đóng góp vào giá trị thương mại chung của toán tỉnh với tỉ lệ lớn. Cùng với sự mở rộng của thị trường, thương hiệu sản phẩm Lào Cai đã ghi nhận được nhiều sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng sử dụng. Sự hài lòng này được phản ánh qua những con số tăng trưởng của ngành thương mại và du lịch toàn tỉnh.

Thành công trong quảng bá thương hiệu Lào Cai đến du khách, tỉnh đã đón nhận hàng triệu lượt khách đổ về mỗi năm, tạo ra nguồn doanh thu khổng lồ cho toàn tỉnh. Công trình cáp treo hiện đại nhất thế giới được khách thành tại Lào Cai vào năm 2016 cùng các dịch vụ tiện ích chất lượng cao, du lịch tỉnh năm 2017 đạt 9,433 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.4: Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng 25000 20000 15000 10000 5000 0

Doanh thu từ hoạt động du lịch

Sự hấp dẫn của du lịch Lào Cai nằm ở điều kiện đặc biệt về địa lý, địa hình chia cắt mạnh kết hợp sự đa dạng của thời tiết đã tạo nên cho tỉnh thành sự đa dạng tuyệt vời, thu hút khách du lịch từ khắp bốn phương để tới đây và trải nghiệm.

Theo con số thống kê năm 2018, tỉnh Lào Cai đã phá các kỷ lục về doanh thu, cán mốc 13.408 tỷ đồng. Với 5,1 triệu lượt khách du lịch, kết quả đã mang về 19,200 tỷ cho toàn tỉnh năm 2019. Năm 2020 dưới sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh doanh thu vẫn duy thì ở mức 11.076 tỷ đồng.

2.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội Hoạt động giáo dục

Đến năm 2018 hệ thống trường học toàn tỉnh đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy. 100% các trường học có lớp học kiên cố, đủ các thiết bị dạy học tối thiểu. Toàn tỉnh có 339/636 trường chuẩn quốc gia, 53,3% tổng số trường thuộc top đầu tỉnh miền núi phía bắc. Năm 2018 tỉnh đã có những kết quả khả quan về tỷ lệ học sinh tham gia học tập với 21% tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ, 96,2% đối với trẻ mẫu giáo, tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 98%. Đối với hệ thống THCS, THPT tỷ lệ thiếu niên có bằng THCS là 90,5%, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và đại học của học sinh đạt ngoài mong đợi. 39 giải thưởng quốc gia đã được trao tặng cho học sinh thuộc nhiều bộ môn khác nhau, duy trì đứng đầu 11 tỉnh phía bắc. Nhiều học sinh chuyên đã được học bổng toàn phần của một số trường Đại học Mỹ, Canada, Úc, ...

Y tế, dân số, sức khỏe cộng đồng

Công tác khám bệnh được thực hiện tốt trên khắp địa bàn tỉnh, công suất sử dụng giường bệnh bình quân toàn tỉnh là 93,12%. Tỉnh đã bổ sung trang thiết bị chuyên dụng cho tất cả các bệnh viện trên địa bàn, tăng công suất giường bệnh lên 12,3 bác sỹ/ 1 vạn dân và 41 giường bệnh/ 1 vạn dân. Với số lượng giường bệnh khá hạn chế, công tác theo dõi, giám sát, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh có tính chất nguy hiểm với cộng đồng được tỉnh đặc biệt chú ý. Trong giai đoạn 2020 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 35 - 46)