Kết quả đạt được trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 68)

Kết quả thu hút FDI tỉnh Lào Cai trong năm qua 2.4.1. Cơ cấu dự án theo địa phương

Nt

nt = tổng số dự án x 100(%)

Cơ cấu dự án đầu tư theo địa bàn thành phố Lào Cai: n =2

7 x 100(%) = 28,57%

Áp dụng công thức với các địa phương khác, Cơ cấu dự án theo địa bàn được thể hiện qua biểu đồ 2.9.

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dự án FDI theo địa phương của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020

Huyện Bảo Yên 14% Thành phố Lào Cai 29% Huyện Bắc Hà 29% Thị xã Sa Pa 14% Huyện Bảo Thắng 14% Thành phố Lào Cai

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai

Nhìn chung, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án FDI vào khu vực kinh tế trọng điểm tại thành phố Lào Cai và Sa Pa. Nhưng sự mất cân bằng đang xảy ra ngày càng lớn. Các dự án trọng điểm đều tập trung tại thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa. Sự xuất hiện nhiều hơn của dự án ở địa phương khác như huyện Bảo Yên, huyện Bát Xát trong thời gian tới sẽ làm cân bằng hơn sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Khi chỉ số đánh giá chất lượng năng lực điều hành cơ sở ban ngành và địa phương có sự cân bằng, tinh thần cạnh tranh tạo ra giữa các địa phương sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó kích thích sự nỗ lực phát triển của toàn địa phương đó.

2.4.2. Cơ cấu tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư đăng ký giai đoạn 2016 - 2020 = Inông nghiệp + Icông nghiệp + Idịch vụ = 1,134 + 18,871 + 6,260 = 26,265 triệu USD

It

it =tổng VĐK x 100(%)

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu tổng vốn đầu tư FDI đăng ký theo lĩnh vực giai đoạn 2016 - 2020 Dịch vụ 24% Nông nghiệp 4% Công nghiệp 72% Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai

Địa phương đã thu hút được thêm các dự án về sản xuất thép công nghệ cao, sản xuất đây cáp điện với dây chuyền hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho lợi ích lâu dài. Với mức vốn bình quân 4,7 triệu USD/ dự án, khu vực công nghiệp đang dẫn trước hai ngành còn lại. Đối với dự án nông nghiệp, các khu vực trong tỉnh đã áp dụng được nhiều kỹ thuật cao về trồng chọt, chăn nuôi, kích thích chăn nuôi phát triển theo thế mạnh vùng. Theo thống kê, dự án FDI vào lĩnh vực dịch vụ chưa thu hút được chú ý từ nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư trong nước đều đã đồng loạt triển khai xây dựng nhiều công trình, cơ sở hạ tầng, khu vui chơi phục vụ du khách.

2.4.3. Bình quân vốn đăng ký/ dự án

Số vốn bình quân đăng ký / dự án = ổ ố ố đă ý= 26,265/7 = 3,752 triệu USD/ dự án

ổ ố ự á

Để có sự so sánh rõ hơn về tình hình thu hút vốn đầu tư của Lào Cai cần đối chiếu với số liệu thu hút giai đoạn trước đó 2007 – 2011:

Bảng 2.4: Kết quả thu hút FDI của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007 – 2011

Năm Tiêu chí

Dự án mới Tổng vốn đầu tư

Có thể thấy rằng tỉ lệ thu hút vốn hiện nay chỉ bằng 20,3% so với giai đoạn trước đó 10 năm. Tuy chưa đầy đủ căn cứ để đánh giá mức độ thực hiện dự án, nhưng những

số liệu trên đang nói lên rằng, tỉnh đang tồn tại những vấn đề chưa giải quyết triệt để nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Bình quân giai đoạn 2007 – 2011, số vốn được đặt vào các dự án là 7,5 triệu USD, gấp đôi so với thực tế hiện nay. Thực tại này đang đặt ra nhiều câu hỏi về hiệu quả thu hút dự án nước ngoài của tỉnh.

Sau một thập kỷ phát triển, địa phương có được một số thành tựu về dòng vốn nước ngoài cho các dự án lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt các dự án đều đến từ Sa Pa. Lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng tốt tại Bắc Hà. Tuy nhiên nhiều dự án mới đều được các tập đoàn trong nước đầu tư, chưa có dự án công nghệ cao, mang tính bền vững.

2.4.4. Tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp

Tại Lào Cai hiện nay có các khu công nghiệp chính với tỷ lệ lấp đầy tương ứng là: Khu công nghiệp Tằng Loỏng đây là một trong ba khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng với diện tích 700ha đạt diện tích lấp đầy 100%.

Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải với diện tích 85ha quy hoạch bố trí các dự án công nghiệp gia công, lắp ráp, điện tử, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu như: May mặc, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm sản. Tính đến năm 2018, tỷ lệ giao đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án đã đạt 100% tổng diện tích đất công nghiệp của khu.

Khu công nghiệp Đông Phố Mới là khu công nghiệp tập trung đa ngành nghề về chế biến nông, lâm sản, kho bãi trung chuyển của tỉnh với Trung Quốc. Tỉ lệ lấp đầy hiện nay đạt 96,67% của 100ha quy mô quỹ đất.

Khu công nghiệp Đông Phố Mới Lào Cai đang thu hút các dự án đầu tư trên các lĩnh vực: công nghiệp chế biến sâu các loại khoáng sản trên địa bàn (Apatit, đồng, sắt...) gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững; các dự án đầu tư về thương mại hàng hóa thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại, gia công đóng gói, lắp ráp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu tại khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, trọng tâm là khu thương mại công nghiệp Kim Thành; các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng chất lượng cao tại Sa Pa, các dự án đầu tư khu đô thị mới, nhà ở thương mại, các dự án chế biến nông sản (dứa, chuối, chè chất lượng cao, thu mua, sơ chế lá thuốc lá, trồng rau an toàn, trồng hoa, dự án trồng rừng gắn với chế biến; dự án chế biến thức ăn gia súc,…)

Diện tích lấp đầy các khu công nghiệp đang cho thấy những kết quả khả quan về thu hút đầu tư của tỉnh, tuy không thể đánh giá toàn diện về hiệu quả thu hút dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng kết quả này đang cho thấy những hiệu ứng tích cực tới từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một vấn đề đang được đặt ra rằng, các dự án thu hút FDI hiện nay có quy mô tương đối nhỏ. Hiện tại, cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng được cải thiện, nhưng hiện Lào Cai vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư quy mô lớn từ các nước như Mỹ, Anh, Đức trên các lĩnh vực đầu tư có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Các dự án đầu tư vào Lào Cai vẫn chủ yếu của nhà đầu tư Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan mạch. Mật độ phân bố của các dự án FDI không đồng đều, chủ yếu tập trung tại thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa và các khu công nghiệp của tỉnh.

2.5. Đánh giá hiệu quả thu hút vốn FDI của tỉnh Lào Cai

2.5.1. Ưu điểm trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Lào Cai

Để so sánh với định hướng thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2020 và kết quả thực tế thì những thành tích mà tỉnh Lào Cai phấn đấu trong 5 năm qua được coi là chưa đạt. Xét trên khía cạnh về mục tiêu nguồn vốn đặt ra và thực tế, hoạt động thu hút FDI của tỉnh là chưa hiệu quả. Tuy nhiên dựa trên cơ cấu vốn theo lĩnh vực được tỉnh cấp phép đăng ký đầu tư trong giai đoạn này, tỷ trọng ngành công nghiệp đang ở mức cao, 57% các dự án thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, 29% nông nghiệp và 14% dự án thuộc về mảng dịch vụ. Điều này được đánh giá là phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Các dự án ngoài ra còn tới từ các nhà đầu tư lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, đây đều là những quốc gia thuộc nhóm đứng đầu về công nghệ và trình độ trên

thế giới. Được nhận dòng vốn đầu tư từ các quốc gia trên là lợi thế đặc biệt cho tỉnh Lào Cai. Sau khi tiếp cận được với công nghệ của doanh nghiệp, tỉnh có thể thừa hưởng lại yếu tố kinh nghiệm và chuyên môn để phục vụ mục đích nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

Xét về chỉ tiêu tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp, tỉnh đã có những con số ấn tượng khi cả bốn khu công nghiệp đều sở hữu mức độ lấp đầy lớn >90% điều này chứng tỏ sức hút của dự án nói chung của tỉnh là rất lớn. Kết quả trên là một tín hiệu tích cực trong công tác xúc tiến và thu hút vốn FDI của tỉnh trong giai đoạn vừa qua. Các ban ngành đã vào cuộc sát sao hơn để kịp thời hỗ trợ và xử lý vấn đề của các nhà đầu tư. Bằng việc thành lập tổ công tác thường trực dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch UBND tỉnh, nhiều nhà đầu tư đã yên tâm hơn đối với việc triển khai các dự án tại địa phương. Đặc biệt tại khu công nghiệp Đông Phố Mới trên địa bàn thành phố Lào Cai, diện tích thu hút đã được lập đầy hỗ trợ phát triển cho trung tâm kinh tế toàn tỉnh, đẩy mạnh hoạt động giao thương với thị trường Trung Quốc.

Bình quân vốn đăng ký của tỉnh trong giai đoạn 2016 -2020 thấp hơn rõ rệt so với giai đoạn 2007 – 2011. Lượng vốn đăng ký bình quân đã giảm còn một nửa sau 5 năm. Số lượng dự án cùng với số vốn đầu tư giai đoạn trước đều đạt mức cao hơn, với 17 dự án mới và 129 triệu USD dự án thu hút được, so sánh với 7 dự án cùng 27 triệu USD giai đoạn gần đây. Nếu xét trên khía cạnh những con số thì đây là một kết quả không khả quan đối với các ban ngành quản lý. Tuy nhiên, khi đặt vào định hướng thu hút vốn FDI chất lượng cao của tỉnh thì những dự án trên đã phù hợp với yêu cầu đó. Trong bối cảnh nhiều dự án FDI đăng ký tràn lan vào địa phương nhưng không vận hành đúng với cam kết, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm cho môi trường, những dự án chất lượng được tỉnh chắt lọc vừa qua sẽ là bước đi vững chắc cho sự mục tiêu phát triển bền vững.

2.5.2. Hạn chế trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Lào Cai

Vị thế nằm trên tuyến hành lang kinh tế quan trọng Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lào Cai là trọng điểm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để thu hút đầu tư, Lào Cai đang tăng cường thông tin công khai, chính xác, đầy đủ về quy hoạch phát triển công nghiệp, các cơ chế khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp FDI; hoàn thiện cơ chế về đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư… nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được, thu hút FDI trên địa bàn còn một số hạn chế như: Dù tỉnh có nhiều lợi thế (nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn, môi trường đầu tư được đánh giá hấp dẫn...), nhưng trên thực tế Lào Cai chưa thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu như công nghiệp nặng, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao. Một số nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi cơ hội, chờ các điều kiện hạ tầng nhất định mới triển khai đầu tư.

Một là, chưa thu hút được các dự án đầu tư quy mô lớn từ các nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ...) hoạt động trên các lĩnh vực khuyến khích đầu tư có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Khi xét về chỉ tiêu tổng số vốn các lĩnh vực lần lượt đóng góp cho nền kinh tế toàn tỉnh là nông nghiệp (1,134 triệu USD), công nghiệp (18,871 triệu USD), Dịch vụ (6,260 triệu USD).

Hai là, các dự án có mức bình quân vốn đăng ký thấp, nếu dựa trên chỉ tiêu tổng số vốn đầu tư thì giai đoạn 2016 – 2020 đã không thực hiện được đúng với kế hoạch tỉnh đặt ra. Bên cạnh đó, nguồn vốn trong giai đoạn này đã giảm mạnh so với tổng nguồn vốn giai đoạn trước đó 5 năm. Sự kém hiệu quả trong thu hút nguồn vốn FDI mới của tỉnh trong giai đoạn này được thể hiện rõ ràng qua chỉ tiêu bình quân vốn đăng ký trên dự án, nguồn vốn bình quân mà nhà đầu tư bỏ ra cho tỉnh là quá thấp, gần 4 triệu USD cho một dự án. Những dự án nhỏ sẽ tạm thời chưa tạo ra được giá trị kinh tế lớn cho địa phương trong thời gian tới.

Ba là, một số dự án đã thực hiện đầu tư, song hầu như không hoạt động, hiệu quả sử dụng đất kém, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư, tuy nhiên các cơ chế, chính sách và áp dụng các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Theo số liệu thống kê, tỉnh đã phải loại bỏ ít nhất 5 dự án khỏi danh mục đầu tư hoặc đăng ký đầu tư vì có nhiều biểu hiện của các dự án ma, hoạt động trái pháp luật.

Bốn là, nguồn lao động đáp ứng yêu cầu để cung ứng cho các dự án đầu tư lớn còn

thiếu, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao. Tại các địa phương cơ cấu dự án thu hút được còn phân chia chủ yếu về thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát, đây là hai khu trung tâm của toàn tỉnh, nên các dự án chủ yêu được đầu tư vào đây xuất phát từ lí do nguồn nhân lực. Lao động ở khu vực trung tâm được đào tạo bài bản, có điều kiện cơ sở học tập tốt hơn ở các khu vực khác như huyện Mường Khương hay huyện Si Ma Cai.

Mặc dù đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã thông xe toàn tuyến từ tháng 9/2014, nhưng là tỉnh miền núi, cách xa các trung tâm đô thị lớn, nên chi phí vận chuyển cao so với một số tỉnh đồng bằng, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư FDI vào địa phương. Hơn

nữa, Lào Cai là địa phương có tới 64% là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí hạn chế, đội ngũ nhân lực có trình độ còn thiếu, kiến thức về kinh tế quốc tế, ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu sâu về thị trường nên chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Thứ nhất, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt còn nhiều khó khăn, yếu kém. Tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai đang được nâng cấp luôn trong tình trạng quá tải, tuyến quốc lộ 70 mặc dù đã được nâng cấp, cải tạo vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu vận chuyển. Đây là một trong những “điểm nghẽn” đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài của Lào Cai.

Thứ hai, hệ thống dịch vụ phục vụ thu hút, triển khai các dự án đầu tư như: Tư vấn pháp luật; Thông tin liên lạc; Thông tin thị trường; Dịch vụ Ngân hàng - Tài chính, Bảo hiểm; Thị trường lao động,... còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ đã tác động trực tiếp và làm suy giảm nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.

Thứ tư, những rào cản về ngôn ngữ, sự khác biệt về quy định pháp luật của Việt Nam

với nước ngoài. Một số nhà đầu tư khi lập dự án không nghiên cứu kỹ thị trường nên khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Một số nhà đầu tư quy mô nhỏ, năng lực tài

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w