Trong giai đoạn 2021- 2025 toàn Tỉnh đã đưa ra những mục tiêu thiết thực, phấn đấu vươn lên trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về mọi mặt, đạt trong xếp hạng
10 tỉnh có chỉ số cạnh tranh cao nhất. Về phát triển kinh tế xã hội chung, tỉnh đã đặc ra những mục tiêu như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cho 5 năm tới duy trì trên 10%/ năm. GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 126 triệu đồng/ năm. Tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, tăng cường công hoạt động đầu tư công nghiệp - xây dựng 45%, nông, lâm, ngư nghiệp 10%, Dịch vụ 44,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt mốc 72 triệu đồng/ năm. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 15.500 tỷ đồng.
Thu hút khách vào các hoạt động dịch vụ của tỉnh, tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đạt 10 triệu lượt năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu, dịch vụ 52.500 tỷ đồng. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phấn đấu đạt giá trị xuất nhập khẩu qua cửa khẩu 10 tỷ USD. Đầu tư vào các dự án nhà ở, quy hoạch mở rộng, tăng cường tỷ lệ đô thị hóa lên 36%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thông mới: 63%. Đầu tư đồng bộ vào các dự án cơ sở hạ tầng nâng tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia lên 98%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia vượt mức 68%. Số lượng giường bệnh đủ đáp ứng 46,5 giường cho 1 vạn dân. Song song với hoạt động giao dục kết quả về tỷ lệ lao động qua đào tạo vượt mức 70%
Về lĩnh vực công nghệ thông tin, nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT. Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng thông tin vào sản xuất kinh doanh: 90%. Tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận và tham gia vào hình thức thanh toán trực tuyến: 70%. Các dịch vụ thiết yếu do doanh nghiệp cung cấp được tích hợp trên dịch vụ công của tỉnh. Tỷ lệ hạ tầng mạng cáp quang phủ gia đình đạt mức 80%. Tăng tốc áp dụng công nghệ vào hệ thống quản lý hành chính, tỷ lệ người dân được tiếp cận với chính quyền điện tử tăng lên 50%.
3.1.2. Định hướng thu hút vốn FDI vào tỉnh Lào Cai đến năm 2025
Tỉnh sẽ chú trọng thu hút đầu tư vào dự án mang tính bền vững, an toàn với môi trường, dự án công nghệ sạch, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, tối đa hiệu quả đầu tư, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế chung.
Danh mục đầu tư công nghiệp – xây dựng: dựa vào lợi thế cạnh tranh của tỉnh về nguồn tài nguyên khoáng phong phú, thu hút các dự án chế biến khoáng sản, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp trong tỉnh. Mở rộng dự án theo ngành công nghiệp phụ trợ, vật liệu mới. Tích cực triển khai dự án khu đô thì phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Quy hoạch đất đai khu công nghiệp và khu nhà ở xã hội thích hợp, thuận tiện.
Danh mục dịch vụ - du lịch: ưu tiên dự án thuộc những khu vực có tiềm năng phát triểm du lịch. Tại các vùng có thể mạnh đặc thù, tỉnh sẽ triển khai thu hút dự án bền vững, đảm bảo lợi ích lâu dài cho người dân trong khu vực và đặc biệt là môi trường trong lành, khỏe mạnh. Tránh các dự án đầu tư có số vốn thấp, hiệu quả không đáng kể, nhưng lại gây ra mất mỹ quan, tác động xấu đến hình ảnh du lịch khu vực. Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung rà soát dự án trước khi cấp phép xây dựng, nghiệm thu và đánh giá các dự án có dấu hiệu xuống cấp ảnh hưởng xấu đến văn hóa và đe dọa đến sự an toàn của người dân. Tỉnh sẽ thu hút thêm dịch vụ tại khu kinh tế tập trung, khu đô thị thành phố Lào Cai. Mở rộng các dịch vụ sẽ tạo ra sự tiện lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người dân, gia tăng thu nhập, từ đó kích thích hoạt động thương mại phát triển.
Danh mục nông nghiệp: Danh sự quan tâm chú ý đặc biết cho dự án nông nghiệp bên vững, quy mô lớn, đóng góp mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng. Tỉnh có định hướng thu hút dự án nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của toàn vùng. Phát triển cây có giá trị kinh tế tốt có thể tận dụng công nghệ để quản lý chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế khu vực gần sông Hồng và sông Chảy phát triển dự án nuôi trồng thủy sản. Sử dụng công nghệ quản lý tiêu chuẩn để kiểm soát sức khỏe vật nuôi, đầu tư xây dựng các vùng chăn nuôi gia súc tập trung.
Thu hút thêm dự án phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh vẫn là mục tiêu chính trong giai đoạn sắp tới, khi mà các doanh nghiệp đang bắt đầu để ý tới môi trường đầu tư của tỉnh. Đặc biệt các dự án này sẽ được ưu tiên để hoàn thành thủ tục cấp phép. Cơ quan
nhà nước sẽ cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ tổng thể, hỗ trợ giải ngân, xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động.
Nâng cao chất lượng dòng vốn FDI khi số vốn hỗ trợ phát triển ODA đang có xu hướng nhỏ giọt là nhiệm vụ của toàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Các cơ quan lãnh đạo, bộ ban ngành cần chú ý kỹ hơn đến nguồn vốn FDI bởi đây sẽ là công cụ thúc đẩy tỉnh tăng trưởng nhanh chóng. Lào Cai sẽ đầu tư nhiều hơn vào quy trình rà soát, chọn lọc, kiểm tra và giám sát hoạt động FDI trên địa bàn, nhận dữ liệu phản hồi và đánh giá từ hệ thống công nghệ thông tin.
Để thay đổi phương hướng từ lượng sang chất, tỉnh phải đôn đốc sát sao, đánh giá được cơ bản hoạt động của doanh nghiệp trong tất cả các giai đoạn để có thể kịp thời xử lý. Đối với các dự án đã tồn tại lâu và có dấu hiệu xuống cấp, tỉnh quyết tâm loại bỏ hoặc yêu cầu doanh nghiệp thay đổi, nếu không sẽ loại bỏ. Tất cả đều dựa trên định hướng rõ ràng “coi trọng chất lượng và hiệu quả kinh tế xã hội.”
Bảng 2.5: Một số dự án FDI khuyến khích đầu tư của tỉnh Lào Cai định hướng năm 2021 – 2025
Tên dự án
Trồng, sản xuất dâu tây Hà Quốc công nghệ cao Trồng và chế biến tinh dầu quế
Khu du lịch nghỉ dưỡng Topas
Khu Logistics Kim Thành Khu logistics Đông xã Lu Nhà máy nhiệt điện
Nhà máy điện công nghệ mới (Aqua Power) Cụm công nghiệp phía Tây đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai