Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 46 - 49)

Cơ sở hạ tầng kinh tế: Lào Cai sau quá trình thành lập 25 năm đã có những chuyển biến lớn, đặc biệt là giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông vận tải ở Lào Cai tương đối đa dạng: Đường thủy, đường bộ, đường sắt. Đây có vai trò như cầu nối giữa Trung Quốc và khu vực Tây Nam.

Hệ thống đường bộ: Tuy là một tỉnh có địa hình đồi núi, chia cắt mạnh giữa các vùng, gây ra khó khăn trong quá trình thiết kế, tỉnh vẫn xây dựng được đầy đủ các công trình phục vụ đầy đủ nhu cầu của xã hội với 5705, 76km tổng chiều dài. Tính đến năm 2016 tỉnh đã có 6 tuyến quốc lộ, cao tốc, bao gồm cao tốc Nội Bài – Lào Cai, QL4, 4E, 4D, 279, 70. Các tuyến đường chạy qua địa bàn tỉnh theo ghi nhận là 524,95km (9,2%). Sở giao thông vận tải Lào Cai được giao nhiệm vụ quản lý 611,7 (10,72%) km tuyến đường tỉnh, 4368 km tuyến được cho huyện, đường xã. Cuối cùng các mạng lưới của tỉnh cũng đã gắn kết với nhau từ khu vực xã làng cho tới thành phố. Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai sau khi hoàn thành đầu tư và tiến hành khai thác đã mở ra cánh cửa mới cho giao thương giữa các tỉnh phía nam Việt Nam với Trung Quốc.

Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài 296 km, đoạn chạy qua địa phận Lào Cai dài 62km được nối với đường sắt Trung Quốc. Khả năng vận tải của tuyến đường đạt 1 triệu tấn/năm và hàng loạt lượt khách ngày đêm. Thêm vào đó, hệ thống dường sắt còn có các tuyến từ Bảo Thắng tới mỏ Apatit Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi nhà máy tuyển quặng tằng lỏng, với tổng chiều dau 58km, với 50 đôi tàu ngày đêm.

Trong giai đoạn 2016 -2020, bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia các dự án giao thông tại huyện Sapa đã được hoàn thiện, các tuyến đường đến đây đã được rút ngắn và cải tạo. Cụ thể, dự án tuyến đường tránh quốc lộ 4D, nâng cấp tỉnh lộ 152, tuyến đường kết nối các xã của huyện đã giúp hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn.

Ngoài Sa Pa, các tỉnh khác cũng có nhiều công trình đường bộ hoàn thành xây dựng để phục vụ mục đích người dân. Các đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn đã được nâng cấp và hoàn thiện. Mặt đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, quốc lộ 4E Bắc Ngầm – Lào Cai, đường tránh quốc lộ 4D hiện nay đã được trùng tu phục vụ hoạt động vận chuyển và đi lại. Về vùng nông thôn, thị trấn Bát Xát và các xã, huyện lân cận đã có hệ

thống đường sá nhiều tuyến kết nối với tỉnh, đảm bảo được hoạt động phát triển của các vùng lân cận. Tương lai tỉnh sẽ tiến hành mở rộng đầu tư và các huyện sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động thu hút vốn cho vùng.

Hệ thống đường thủy: Với thế mạnh nhờ hai con sông lớn chạy qua vùng lãnh thổ là sông Hồng và sông Chảy, Lào Cai có nhiều điều kiện khai thác khả năng di chuyển và vận tải đường thủy. Tổng chiều dài hai con sông là 230km trong đó sông Hồng dài 130km, trong đó khoảng 55km là đường sông cùng biên giới với Trung Quốc. Sông Chảy độ dài ước tính 100km. Do địa hình bị chia tách mạnh ở Lào Cai nên những con sông còn gập ghềnh, quanh co, có nhiều bãi đá ngầm. Cũng từ đó mà khả năng khai thác của tuyến đường thủy hiện chưa cao.

Cơ sở hạ tầng xã hội:

Bệnh viện: hiện tại tỉnh đang có 13 bệnh viện lớn tuyến huyện, tỉnh và cơ sở y tế với trang bị hiện đại, được đầu tư bởi nguồn vốn quốc gia, nguồn vốn tư nhân từ nhiều nơi. Hiện nay tỉnh đã cung cấp đầy đủ hệ thống y tế cho 164/164 xã, phường có đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia về y tế. Cơ sở khám chữa bệnh có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đảm bảo phòng chống dịch bệnh.

Dựa trên 83 tiêu chí đánh giá bệnh viện theo tiêu chuẩn của bộ y tế, các bệnh viện tại Lào Cai hiện nay đều đạt được tỷ lệ 95-100% số tiêu chí áp dụng ~ 78-83/83 tiêu chí. Kết quả đánh giá của Sở y tế tỉnh cho thấy các bệnh viện chuyên khoa tỉnh đạt từ 2,85 -3,59/5 điểm, các bệnh viện tuyến huyện đạt trung bình từ 2,6 -2,99/5 điểm. Số liệu nói trên đã gia tăng từ 0,2 -0,6 điểm so với đánh giá năm 2017.

Từ giai đoạn 2016 cho tới nay, toàn tỉnh đã xây mới 50 trạm y tế theo tiêu chỉ trạm y tế nông thôn mới. 100% các xã, phường trên địa bàn hiện nay đã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Theo số liệu thống kê mới nhất, Lào Cai đang có 12,3 bác sý/1 vạn dân và 41 giường bệnh/1 vạn dân. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ y tế ở Lào Cai đang ở mức cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Trường học: Theo thống kê từ công dữ liệu quốc gia, các trường học khối tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã đạt tới hơn 600 trường học trên toàn địa bàn tỉnh. Khối cao học tại Lào Cai bao gồm Phân hiệu đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, cao đẳng nghề. Cụ thể khối trường chuyên tại Lào Cai hiện tại có trường THPT chuyên Lào Cai, trung học cơ sở Lê Quý Đôn, .... Chương trình giáo dục Lào Cai đã được cập nhật và bổ

sung trong những năm qua để phù hợp với tình hình phát triển. Bằng chứng là các học sinh từ các khối trường số 1, trường Chuyên đã đạt giải ở những kỳ thi quốc gia, được các trường hàng đầu thế giới đón nhận. Tuy khả năng tiếp cận với giáo dục ở các vùng sâu vùng xa còn là điều khó khăn, các em học sinh vẫn được tỉnh hỗ trợ bằng các chính sách khuyến học, tài trợ.

Công trình văn hóa: Lào Cai hiện nay đang trong giai đoạn tập trung cải tạo các công trình văn hóa nhằm phục vụ mục địch làm giàu cảnh quan môi trường, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Ngoài ra tỉnh đang có những quy hoạch cụ thể về trùng tu các công trình kiến trúc văn hóa nhằm phục vụ thu hút du khách. Để thúc đẩy du lịch, tỉnh đã cải tạo lại toàn bộ công trình nổi tiếng như Nhà thờ Đá, Tam Giác Mạch, Đỉnh núi Fansipan, Nhà thờ Giáo Xứ Lào Cai, Đền Thượng, .... Sau quá trình đầu tư và phân bổ tỉnh đã đón lượng lớn du khách tới khu vực, đặc biệt là Huyện Sapa, Bắc Hà.

Cơ sở hạ tầng môi trường: hiện nay tại Lào Cai trong thành phố hay ở những thị xã lân cận, chưa có hệ thống xử lý chất thải chuyên dụng, nguồn nước rỉ hoặc xả thải đang ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Các bãi rác chôn ở một số khu vực, đặc biệt là Sa Pa đang bị quá tải. Bên cạnh đó tỉnh cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải nếu muốn tiếp tục hoạt động. Về đánh giá chất lượng không khí, nhiều máy đo lượng khi thải ra môi trường đã được lắp đặt. Các doanh nghiệp không giải quyết được vấn đề ô nhiễm đã phải dừng sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Lào Cai có những khu vực xử lý nước thải chính giải quyết bài toán ô nhiễm của doanh nghiệp như nhà máy xử lý nước thải KCN Tằng Lỏong công suất 3000m3 ngày/đêm, nhà máy xử lý nước thải Ngòi Đum 4300m3 Ngày/đêm.

An ninh trật tự: tỉnh Lào Cai ước tính năm 2017 có 352 vụ án được điều tra và khởi tố, trong đó chủ yếu là các tên tội phạm buôn bán ma túy, trộm cắp tài sản, ... Nhiều năm qua tình hình an ninh trật tự của tỉnh tuy có nhiều biến động, nhìn chung các vụ án đều mang tính chất nhỏ, tự phát. Vụ án nghiêm trọng thường liên quan tới các đường dây buôn ma túy, buồn người, kinh doanh hàng giả. Do địa thế nằm gần với Trung Quốc, Lào Cai là tỉnh kết nối hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và nước bạn láng giềng. Đây là điều kiện lý tưởng để các đối tượng thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Thủ tục hành chính: Tính đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh có số thủ tục hành chính

được công bố là 2.056, trong đó cấp tỉnh: 1.613 thủ tục hành chính, 317 thủ tục hành chính cấp huyện và 126 thủ tục hành chính cấp xã. Theo số liệu thống kê của tỉnh trong năm

2018, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính hình thức bộ phận một của đúng hạn là 97,54%, 2,46% quá hạn.

Đối với dịch vụ trực tuyến, số hồ sơ sử dụng dịch vụ công ở mức độ 3 là 11.809 hồ sơ, thực hiện dịch vụ công mức 4 là 966 hồ sơ. Hiện nay tỉnh đã được phê duyệt danh mục

477 thủ tục hành chính, cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục. Tỉnh đã đầu tư nhiều vào hệ thống công nghệ, phần mềm để tiến tới mục tiêu cắt bỏ thời gian giải quyết cho từng cá nhân, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w