Tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 28 - 31)

Tỉnh Bình Dương nằm ở phía Đông Nam của Việt Nam. Điều kiện tự nhiên của tỉnh là điều kiện lý tưởng phát triển khu công nghiệp, với địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, phạm vi địa chính của tỉnh rộng 2.695,22 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông tiếp giáp Đồng Nai. Với điều kiện địa lý thuận lợi, tỉnh đóng vai trò là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh với Thái Lan, Campuchia, và các tỉnh phía Bắc. Xuất phát từ vị trí chiến lược của mình, tỉnh được đầu tư một hệ thống giao thông toàn diện bao gồm đường thủy, đường bộ nối liền trung tâm kinh tế phía Nam với phía Bắc và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Tài nguyên khoáng sản của vùng dồi dào, được tự nhiên dành tăng cho sự ưu ái. Tài nguyên đất của tỉnh đặc biệt phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp. Nhờ điều kiện thiên nhiên phong phú của mình, tỉnh đã mở nhiều dịch vụ du lịch, thu hút du khách nội địa, ngoại quốc đến và trải nghiệm vẻ đẹp của mảnh đất quê hương Việt Nam.

Tỉnh Bình Dương bắt đầu từ một địa phương thuần nông, gắn bó với đồng ruộng. Hoạt động kinh tế chính gắn liên với các loại cây ăn trái. Sau nhiều năm cải tạo toàn diện tỉnh, Bình Dương đã đạt tới những cột mốc mới đóng góp cho sự phát triển phồn thịnh như hiện nay. Theo thống kê hoạt động từ năm 2020, GRDP của tỉnh đạt tăng 6,91% cả năm, vẫn duy trì đà tăng so với năm 2019. Mặc dù chưa đạt được theo đúng kế hoạch đặt ra nhưng dưới tác động của đại dịch, việc duy trì mức tăng trưởng cao so với bình quân chung cả nước cho thấy sức khỏe của nền kinh tế Bình Dương trước những thách thức. Trong những năm qua tỉnh tiếp tục đạt được nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ, trong đó có việc điều chỉnh cơ cấu nền tinh tế chung toàn tỉnh. Theo thống kê dựa trên bốn lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tương ứng với 66,94%, 3,15%, 21,98%, 7,93%. Nhờ có hoạt động thu ngân sách hiệu quả tỉnh đã được bổ sung nguồn vốn lớn, tiến hành việc cải tạo và xây dựng phát triển thành phố ngày một tươi đẹp hơn.

1.3.2.2. Thực trạng thu hút vốn của tỉnh Bình Dương

Năm 2019, tỉnh thu hút được vốn đầu tư từ các dự án cấp mới và cả dự án điều chỉnh tăng vốn cổ phần. Ước tỉnh lượng vốn vào tỉnh đạt 3 tỷ 415 triệu đô là Mỹ, tăng 143,98% so với kế hoạch năm 2019. Xếp hạng thu hút đầu tư nước ngoài tỉnh Bình Dương đứng vị trí thứ ba cả nước. Bao gồm: 252 dự án đăng ký đầu tư được cấp chứng nhận với trì giá 1 tỷ 585 triệu USD. Dự án điều chỉnh vốn tăng 942 triệu USD.

Khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương tập trung 80,7% lượng vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Các khu công nghiệp trên địa bàn thu hút được 2 tỷ 8 trăm triệu USD năm 2019 vượt mức 66% so với cùng thời điểm năm 2018. Nhiều dự án được điều chỉnh vốn, đầu tư mới, mua phần vốn góp, đã bổ sung thêm nhiều nguồn lực mới cho địa phương.

Tỉnh Bình Dương duy trì vị trí thứ ba trong danh sách về đầu tư nước ngoài, xếp sau thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh với 3974 dự án. 36,5 tỷ USD khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được đầu tư vào tỉnh. Có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư các dự án của tỉnh. Xếp hạng đầu tiền với Đài Loan với 53,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, Singapore đứng vị trí thứ hai với 20.3% với 244.7 triệu đồng vốn đầu tư. Tổng vốn 101 triệu USD đến từ vị trí của Samoa, còn lại 8,4% thuộc về các nhà đầu tư Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.

1.3.2.3. Những kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI của tỉnh Bình Dương

Tỉnh đã có định hướng thu hút vốn đầu tư từ sớm để tìm con đường phát triển mới vào đầu những năm 2000. Bằng việc tận dụng lợi thế địa lý và con người của mình, tỉnh mở ra các khu công nghiệp mới, tạo tiền đề phát triển. Đặc biệt có thể kể đến khu công nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2. Đây là một nước đi mới mẻ, sáng tạo của tỉnh đóng góp cho việc thu hút vốn đầu tư được thuận lợi. Sau một thời gian thực hiện, hàng tỷ USD vốn đã được đầu tư vào địa phương. Trên đà tăng trưởng vượt bậc, các cơ quan chức năng quyết định mở thêm khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1 tại thị xã Thuận An, tiếp tục thu hút hàng tỷ USD. Quan trọng hơn, các cơ quan ban ngành của tỉnh đã giải quyết tốt vấn đề giải phóng mặt bằng, giải toả đền bù cho người dân một cách hợp lý. Để xây dựng điều kiện hạ tầng giao thông toàn diện, tỉnh đã giải phóng hàng nghìn ha đất, quy hoạch lại toàn bộ khu vực đầu tư.

Trong quá trình xây dựng định hướng mới, tỉnh đã lên kế hoạch bài bản để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng hàng nghìn km tuyến đường giao thông mới từ của khẩu Mộc Bài, cảng hàng không quốc tế là những bước đi đầu tiên của tỉnh. Sau đó, tỉnh đồng loạt triển khai dự án đầu tư vào mạng lưới hạ tầng điện, nước đảm bảo cung cấp nhu cầu cơ bản, sẵn sàng cho nhà đầu tư. Hệ thống mạng lưới internet cũng được tỉnh tích cực đầu tư nâng cấp xuyên suốt quá trình thu hút vốn đầu tư, tạo lợi thế cạnh tranh cho tỉnh so với các khu vực trong nước. Bằng những kết quả trên, các khu công nghiệp đều thu hút vốn thành công với tỉ lệ lấp đầy trên 70%, đưa Bình Dương trở thành điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Địa phương hiện nay là điểm đến của nhà đầu tư, tư nước đang phát triển tới các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan.

Đối với các thủ tục hành chính, tỉnh Bình Dương nghiêm túc thực hiện cơ chế “Một cửa.” Ban quản lý phối hợp nhiệt tình với các nhà đầu tư để giải quyết thủ tục từ cấp Trung Ương tới cấp địa phương. Hoạt động tới các khu doanh nghiệp hàng tháng để tìm hiểu vấn đề, giải quyết các vướng mắc được cơ quan quản lý thực hiện đều đặn. Những hành động trên kịp thời tháo gỡ khó khăn của nhà đầu tư, tạo cảm giác an toàn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng đến các hoạt động nghỉ lễ, khen thưởng của doanh nghiệp, tạo nguồn động lực vững chắc cho toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên. Hiểu được tâm lý nhà đầu tư, đội ngũ cán bộ của tỉnh đều được huấn luyện bài bản để chủ động xử lý tình huống, tư vấn và giải quyết kịp thời vấn đề của chủ đầu tư.

Phối hợp đa dạng các chính sách ưu đãi đầu tư là hướng đi không mới, nhưng mang lại hiệu quả ngoài mong đợi cho tỉnh Bình Dương. Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế, cơ cở hạ tầng, đất đai, tỉnh chủ động cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xử lý nhu cầu nhà đầu tư. Trong các dự án công nghệ cao phù hợp với phương hướng phát triển của địa phương, các nhà đầu tư được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ cơ quan các cấp ngành. Bình Dương tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước về ưu đãi đầu tư. Cụ thể, mức ưu đãi phổ biến với hầu hết doanh nghiệp là miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu tiên và giảm thêm 50% trong giai đoạn 4 năm kế tiếp, thuế thu nhập phổ thông được đặt mức 20%. Đối với các dự án có quỹ đầu tư lớn, giải quyết được vấn đề lao động sẽ được giảm mức thuế thu nhập lên tới 4 năm, miễn thuế suất ưu đãi 50% trong 9 năm kế tiếp. Mức tương đương sẽ được áp dụng triệt để vào dự án công nghệ cao, ngành công nghiệp được hỗ trợ. Năm 2020, mặc dù dịch bệnh tác động nặng nề tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, địa phương vẫn có kết quả thu hút đầu tư nước ngoài ấn tượng. Đa phần trong số đó được đóng góp từ hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh. Trong trạng thái bình thường mới, tỉnh áp dụng các hình thức trực tuyến để gặp gỡ, trao đổi với nhà đầu tư các quốc gia. Tỉnh đã có nhiều buổi thảo luận hiệu quả với các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu biểu như Nhật Bản, Thái Lan. Các cổng thông tin điện tử quốc tế được tỉnh sử dụng triệt để nhằm thu hút thêm sự nhận biết của nhà đầu tư, bước đầu tạo ấn tượng tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 28 - 31)