Năm 2018, tỉnh Lào Cai thuộc top 12 tỉnh có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh cao nhất vượt qua cả các tỉnh có lợi thế và khả năng phát triển hơn rất nhiều như Bắc Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, ... Cụ thể, dựa trên 10 tiêu chí về đánh giá chính trong báo cáo PCI thường niên, tỉnh Lào Cai có 5 trụ cột vững chắc vượt xa các tỉnh thành khác như: Gia nhập thị trường, khả năng tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý & ANTT, khả năng cạnh tranh lao động, sự minh bạch trong giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính. Dưới tác động của dịch bệnh khả năng cạnh tranh của Lào Cai cho thấy dấu hiệu đi xuống khi duy trì ở top 16. Tuy nhiên, tỉnh vẫn duy trì được những trụ cột thế mạnh của mình. Qua sơ đồ đánh giá, tỉnh đã có nhiều sự cản thiện về các trụ cột khác như: dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động.
Về đánh giá cơ sở hạ tầng, các địa phương được đánh giá tốt hơn về khả năng điều hành thường sẽ có số điểm đánh giá vượt trôi về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, theo bảng chỉ số cơ sở hạ tầng PCI năm 2018, 2019, 2020 có thể thấy sự sụt giảm nhẹ về chỉ số CPI tổng thể không tác động nhiều đến sự phát triển cơ sở hạ tầng tại Lào Cai. Các bộ ban ngành vẫn duy trì tốt việc đầu tư kết nối cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho tỉnh phát triển tiềm năng. Khi so sánh với các tỉnh thành khác Lào Cai vẫn duy trì ở thứ hạng cao. Tuy chưa thể theo kịp các tỉnh khác như Bình Dương, Đồng Nai – những cụm công nghiệp lớn nhất tại Việt Nam, Đà nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu – mạng lưới viễn thông và hệ thống đường bộ phát triển nhất. Vì vậy, tỉnh sẽ là một địa điểm tiềm năng trong tương lai nhờ vào những lợi thế quan trọng của mình.
Trong những năm qua, bằng cách tận dụng địa thế thuận lợi, tỉnh đã cho xây dựng hàng loạt các công trình năng lượng – các dự án thủy điện Séo Chong Hô, Nậm Xây Luông 3, Nậm Tóong, Sử Pán, .... Phối hợp mở ra nhiều dự án giao thông mới kết nối các tuyến đường huyết mạch, nối liền các trung tâm kinh tế với Trung Quốc.
Tuy địa hình có nhiều trắc trở, nhưng các dự án sau một thời gian đi vào khai thác đã mở ra cho doanh nghiệp trong khu vực và các tỉnh lân cận cơ hội thành công nhờ tốc độ và lưu lượng giao thương hàng hóa. Thêm vào đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ từ dịch vụ du lịch tại Lào Cai giúp cho một số nơi như Sapa, Y tý, Bắc Hà lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư. Nhờ vậy mà thu nhập bình quân của người dân đã cải thiện rất nhiều.
Biểu Đồ 2.5: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020 74 72 70 68 66 64 62 62.5 60 58 56 2016
Nguồn: Báo cáo PCI
Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân người tại Lào Cai đã đạt 41,38 triệu người/năm vào năm 2020. Đây cũng là tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các cơ sở hạ tầng nhà ở, đô thị.
Đối với hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, theo báo cáo mới nhất về chỉ số ICT – Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, Lào Cai xếp hàng thứ 22 cho sự sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Mối quan hệ giữa chỉ số ICT và PCI được chỉ ra từ báo cáo là quan hệ đồng biến. Có thể hiểu rằng, khi năng lực cạnh tranh cấp tỉnh càng có dấu hiệu gia tăng thì chỉ số ICT càng cao.
Với số điểm 1 là tối đa 0 là thấp nhất, chỉ số hạ tầng kỹ thuật tại Lào Cai đạt 0.58, nằm trên các tỉnh thành khác trong cùng khu vực như Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lạng Sơn. Hạ tầng nhân lực của tỉnh được đánh giá cao với 0.51 điểm. Do đã có sự thiết lập cơ sở hạ
Tổng hợp trong báo cáo, tỉnh được xếp hạng 22 với 0,4596 theo ICT. Đây là số điểm còn khiêm tốn so với thời đại số hiện nay đây là những bài toán tỉnh phải giải quyết nếu
muốn cải thiện trong thời gian tới. Đặt trong bối cảnh năm 2018, 2019 cơ quan đã đầu tư tích cực vào cải cách bộ máy hành chính, cơ sở hạ tầng công nghệ, tỉnh đã đạt lần lượt là 0.58, 0.53 điểm và xếp hạng 8,9.
Bảng 2.1: Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông của một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: Điểm TT Tên Tỉnh/Thành 1 Đà Nẵng 2 Thừa Thiên Huế 3 Quảng Ninh 4 Cần Thơ 5 Tp. Hồ Chí Minh 22 Lào Cai
Nguồn: Báo cáo chỉ số ICT năm 2020
Thực tế trong thời gian qua tỉnh đã tích cực áp dụng dịch vụ công trực tuyến để cắt gọn thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Công nghệ được tỉnh ứng dụng vào hoạt động kiểm soát an ninh – trật tự, thiết lập cơ sở dữ liệu lớn lưu trữ tài liệu và văn bản, giúp toàn bộ cơ quan trong tỉnh liên kết thành một hệ thống xử lý hiệu quả các vấn đề. Các cơ quan UBND, sở ban ngành, quận huyện đều được trang bị giái pháp an toàn an ninh mạng bao gồm cảnh báo truy cập trái phép, lọc thư rác, phòng chống Virus, mạng hạ tầng kín.
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của xã hội, từ thống kê cho thấy các con số tiềm năng đối với cơ sở hạ tầng xã hội. Tỉ lệ sử dụng điện thoại di động trên 100 dân tại Lào Cai
ở mức 93,86 người/ 100 dân. Từ khi các loại điện thoại thông tin giá rẻ được phân phối ở tỉnh, người dân đã chủ động sở hữu một chiếc điện thoại để thuận lợi cho việc liên lạc và đáp ứng các nhu cầu giải trí tiện lợi thay cho Tivi, máy ảnh. Tuy nhiên, còn nhiều khu vực còn khó khăn khi hệ thống internet chưa thể tiếp cận. Thống kê năm 2020 chỉ ra, chỉ có 50 người/100 dân tại Lào Cai sử dụng dịch vụ internet. Đây có thể là sự chậm trễ lớn của tỉnh trong việc giúp mọi người kết nối hoặc là sự chậm trễ trong quy hoạch phát triển khiến internet chưa thuộc vào danh sách ưu tiên phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, Lào Cai đã có sự chuẩn bị khi 100% doanh nghiệp sử dụng internet vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp mở rộng, thu hút doanh nghiệp mới. Song song với những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư.
Căn cứ vào bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh qua hai giai đoạn chuyển biến của tỉnh. Biểu đồ đã cho thấy xu hướng thay đổi của địa phương trong quá trình 5 năm xây dựng. Năm 2020, Lào Cai đã có sự thay đổi toàn diện tất cả các phương diện phát triển. Hầu hết các chỉ tiêu đánh giá đều gia tăng, kết quả này thể hiện khả năng cạnh tranh tỉnh Lào Cai đang ngày càng cải thiện rõ rệt.
Trước hết xét về chỉ tiêu đào tạo lao động, giai đoạn 5 năm đã chứng minh được những cải cách trong chương trình đào tạo giáo dục của sở ban ngành là kịp thời và đúng đắn. Bằng các chính sách lao động, tạo việc làm, đào tạo nghề thông qua các dự án phát triển kinh tế xã hội của vùng, cơ cấu lao động tại Lào Cai đang chuyển dịch tích cực.
Trong giai đoạn kể trên, tỉnh đã đưa đi đào tạo nghề cho 56.600 lao động, chủ yếu là cho nhóm dân tộc thiểu số, chiếm 59%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ đó tăng thêm 8,58% đạt 51,69% năm 2019. Trong số đó, nhiều lao động được tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn này, tỉnh đã tạo thêm được nhiều việc làm cho 51.260 lao động, cân bằng tốt hơn giữa nguồn cung và nguồn cầu lao động, tạo thêm giá trị cho tỉnh.
Ngoài ra, cũng trong giai đoạn trên, tỉnh đã thành lập thêm nhiều cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, ghi nhận 70.500 người tham gia đào tạo, bồi dưỡng tay nghề tại cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh. Cơ cấu dần chuyển hướng đào tạo theo cầu lao động, cải thiện tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. sau quá trình nỗ lực đầu tư cở sở hạ tầng, trang thiết bị, điều kiện tổ chức đào tạo nghề, tỉnh đã nâng cao chất lượng lao động, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% vào năm 2020; lao động đầy đủ bằng cấp vượt mức 25%.
Biểu Đồ 2.6: Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Lào Cai theo các tiêu chí so sánh giữa giai đoạn 2016 và 2020
Đơn vị: Điểm
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo PCI
Về chỉ số khả năng tiếp cận đất đai, Cơ quan quản lý các cấp ngành đã đưa ra được nhiều chính sách cụ thể, kịp thời rà soát các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, cải thiện công tác quy hoạch sử dụng đất, tăng cường công tác giao đất và giải phóng mặt bằng. Căn cứ vào luật đất đai sửa đổi. Ban quản lý Sở Tài nguyên và Môi trường đã tư vấn cho UBND về các văn bản quy phạm dựa trên thẩm quyền giao đất, cho thuế đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng. Tỉnh liên tục rà soát và tìm ra những kiến nghị để gắn nhu cầu với thực tiễn. Các Sở Ban Ngành tiếp tục chỉ đạo loại bỏ thủ tục phức tạp, khả năng áp dụng gây nặng nề. Thay vào đó, cơ sở ban hành quy trình mới, cắt giảm thủ tục nhanh gọn, dễ tiếp cận, hỗ trợ công khai các thông tin về đất đai cho mọi người.
Giải phóng mặt bằng là công tác chính yếu được tỉnh quan tâm sát sao. Tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện công tác GPMB riêng cho các dự án trong điểm trên địa bàn tỉnh. Từ dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, dự án Nội bài Sa Pa, Dự án quy hoạch các khu
tác thực hiện của các địa phương, nhằm đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ của dự án. Kết quả sau nhiều năm áp dụng đã cho thấy kết quả tích cực. trong giai đoạn 4 năm, chỉ số tiếp cận đất đai của Lào Cai liên tục tăng, đóng góp vào xếp hạng PCI của toàn tỉnh.
Chi phí không chính thức là vấn đề với nhiều doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần đóng rất nhiều khoản khác nhau để vận hành được suôn sẻ. Doanh nghiệp từ trước đến nay phải trả nhiều khoản ưu đãi, quà tặng... để hoàn thành thủ tục. Thực trạng trên đang gián tiếp làm mất cân bằng giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm động lực phát triển chung của toàn quốc. Trên toàn quốc, có 60% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức, tất cả phần chi phí này có thể chiếm tới 10% tổng doanh thu.
Đánh giá chi phí không chính thức tại Lào Cai hiện nay đang duy trì ở mức 6,53 điểm, xếp hạng 37 toàn quốc, trong khi PCI duy trì thứ hàng 16. Điều này đang chỉ ra một thực tế đáng buồn rằng, phần lớn doanh nghiệp đang mất đi sự hiệu quả mà đáng lẽ phải có, mất thời gian và tiền bạc để làm hành lang, nhiều chủ đầu tư đang bị mất dần động lực phát triển hoặc chuyển tới địa phương khác không có nhiều tiêu cực. Các cá nhân có thể được hưởng lợi nhiều từ điều kiện này. Tuy nhiên, về dài hạn tỉnh sẽ gánh chịu nhiều hậu quả không thể đong đếm được. Hiểu được thực trạng trên, trong giai đoạn 2016 -2020 Lào Cai đã nghiêm túc điều tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp, tạo điều kiện kịp thời xử lý vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Ban Ngành mở đội hỗ trợ doanh nghiệp do đích thân chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng để xử lý quyết liệt việc thanh tra chồng chéo, tạo khó khăn cho doanh nghiệp.