Tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 26 - 28)

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Bộ. Vị trí địa lý của tỉnh có tầm quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế. Đường biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, Phía Nam tiếp giáp thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Giang. Tỉnh là đầu hệ thống giao thông mối quan trọng khu vực phía Bắc Việt Nam. Tỉnh sở hữu một của khẩu quốc tế Móng Cái, hai cửa khẩu quốc gia Hoành Mô, Bắc Phong Sinh. Được quy hoạch để trở thành khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt – Trung. Khu hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng.

Tỉnh Quảng Ninh có cơ sở hạ tầng phát triển bao gồm đầy đủ hệ thống giao thông. Nguồn lao động dồi dào, chiếm 60% dân số của tỉnh. Quảng Ninh sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn. Bên cạnh đó, tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch nổi tiếng thế giới, với nhiều vinh, bãi đá vôi, tạo ra cảnh quan hoành tráng, hùng vĩ. Những thế mạnh trên về điều kiện tự nhiên đã cải thiện tình hình kinh tế của tỉnh, giúp tỉnh vượt xa các khu vực khác về khả năng cạnh tranh.

Tốc độ tăng GRDP của tỉnh năm 2019 tăng 12,1% vượt 0,5 % so với kế hoạch đề ra. Thu ngân sách năm đạt 33.530 tỷ đồng, tăng 10%. Tổng sản phẩn bình quân đầu nười đạt mức 140 triệu / người/ năm, tăng 9,7%. Hoạt động kinh tế các lĩnh vực chuyển biến tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, làm tiền đề cho sự phát triển năm 2020.

Thống kê năm 2020, tỉnh đạt tăng trưởng 10%, là một trong số các tỉnh có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất cả nước. Dù ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID – 19 tỉnh vẫn đạt thu ngân sách nhà nước 49.300 tỷ đồng, tăng 9,4% so với kế hoạch được giao. Với mức thu nhập bình quân 12 triệu đồng/ người/ tháng tỉnh đã đặt chân mình vào danh sách những tỉnh phát triển nhanh nhất cả nước.

1.3.1.2. Thực trạng thu hút vốn của tỉnh Quảng Ninh

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh tích cực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án trọng điểm. Bao gồm các dựa án công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng toàn cầu, .... Xét giai đoạn 2015 – 2020, tổng vốn tỉnh đã cấp

chứng nhận cho 64 dự án với vốn đầu tư 2,2 tỷ USD. Tỉnh đã thu hút nguồn vốn từ 21 vùng lãnh thổ, quốc gia. Mỹ năm 2018 đứng đầu với 2,4 tỷ USD với 7 dự án, Trung Quốc phía sau với tổng vốn 2,11 tỷ USD với 68 dự án, các dự án còn lại thuộc về Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Canada, ....

Lĩnh vực chủ yếu thuộc về lĩnh vực như: Bất động sản, dệt may, cơ khí chế tạo, lắp ráp, chế biến thực phẩm, .... Trong số các nhà đầu tư có các công ty lớn của thế giới như TCL (Trung Quốc), Bumjin (Hàn Quốc), Foxconn (Đài Loan), Wilmar (Singapore), Yazaky (Nhật Bản). 20,83% số dự án có quy mô vốn từ 50 triệu USD trở lên.

1.3.1.3. Những kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI của tỉnh Quảng Ninh

Theo như tỉnh, Quảng Ninh đã vận dụng triệt để chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và Sở, ngành (DDCI). Qua đó đánh giá được hiệu quả phát triển của từng địa phương để có phương hướng giải quyết. Nghiên cứu, so sánh, môi trường là giải pháp kịp thời của UBND tỉnh. Bằng cách đó, các thông tin mới nhất sẽ được cập nhật từ phản hồi của doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư có sự hỗ trợ tận tình hơn.

Được đánh giá là có những bước đi chủ động và kịp thời, tỉnh là khu vực đầu tiên trong cả nước thành lập bộ phận Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA Quảng Ninh). Tổ chức hoạt động trên tất cả các phương tiện nhằm xây dựng hình ảnh của địa phương trong mắt các nhà đầu tư. Ban Xúc tiến đầu tư đã bắt đầu đi vào hoạt động 2012, cho đến nay IPA đã vạch ra nhiều chiến lược dài hạn và có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Để kích thích dòng vốn đầu tư, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư bao gồm: ưu tiên các doanh nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ đặc biệt với các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp, hỗ trợ về các dịch vụ hồ sơ, thủ tục đăng ký đầu tư.

Tựu chung lại, tỉnh đã có nhiều bước đi vững chắc để củng cố vị thế trên bản đồ xếp hàng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Sự cải thiện toàn diện một cách hệ thống đã giúp tỉnh tạo niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh lào cai (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w