2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn
Vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh miển núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296km theo đường sắt, 264 km theo đường bộ về phía Nam. Phía Bắc của tỉnh giáp ranh 203km với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, trong đó 144,3 km bao gồm sông suối và 59,2 km thuộc đất liền. Phía Nam Lào Cai là tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu.
Hiện nay Lào Cai nằm trên 4 tuyến quốc lộ 4D, 4E, 279, 70 với vị trí địa lý thích hợp, bao gồm một cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, cùng với tuyến đường cao tốc Lào Cai – Nội Bài mới được xây dựng, Lào Cai được kỳ vọng sẽ là một trong những cầu nối trung chuyển hoạt động nghiên cứu sản xuất giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.383,88 km2, chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh thành lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước. Là nơi có diện tích tương đối rộng so với các khu vực khác trong nước.
Địa hình: Lào Cai có một sự đa dạng sâu sắc về địa hình. Sự dao động độ cao từ 80m tại địa phận huyện Bảo Thắng cho đến 3120m tại nóc nhà Đông Dương Phan Xi Păng. Hai dãy Hoàng Liên Sơn và Con Voi nằm hướng Tây Bắc tạo ra một vùng trũng đất thấp. Tuy nhiên những vùng có độ dốc trên 250, chiếm 80% diện tích đất của tỉnh.
Khí hậu: Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt: mùa
mưa bắt đầu tư tháng 4 đến tháng 10, mùa khô xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm tiếp theo. Do vị trí địa lý nằm sâu trong lục địa, khí hậu của Lào Cai bị chi phối theo từng khu vực nên diễn biến thời tiết có sự đan xen lẫn nhau. Đặc biệt là sự chênh lệch giữa huyện Sa Pa và huyện Bảo Thắng. Nền nhiệt tại Sa Pa có thể xuống dưới mức 0oC nhưng Bảo Thắng lại không xuống quá 20oC. Lượng mưa trung bình của tỉnh 1800 mm – 2000 mm tại vùng có địa hình cao. Trong khi đó lượng mua trung bình ở vùng thấp từ 1400 mm – 1700
mm. Vì là nơi có đặc điểm khí hậu đa dạng, Lào cai rất thích hợp để trồng các loại cây xứ lạnh xen kẽ các đặc sản vùng khí hậu nhiệt đới.
Dân cư: toàn tỉnh có 730.420 người (2019). Mật độ dân số là 115 người/km2. Tỉnh Lào Cai chiếm lượng dân lớn nhất với 127.854 người (17.5%), sau đó là huyện Bát Xát 82.733 người, mật độ 72 người/km2 (11,3%), huyện Mường Khương 63.682 người, mật độ 106 người/km2 (8,7%), thị xã Sa Pa có 65.695 người (8.9%), mật độ 91 người/km2.
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Đất đai tại đây có độ phì nhiêu, đa dạng gồm 10 nhóm, 30 Loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Theo số liệu tổng hợp từ năm 2016, đất sản xuất nông nghiệp tại Lào Cai chiếm 135.527,45 ha, đất lâm nghiệp chiếm 358.747,69 ha, đất chuyên dùng 17.975,66 ha. Nhóm đất phù sa có diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố dọc sông Hồng và sông Chảy, độ phì tự nhiên loại đất này khá cao phù hợp cho các loại cây lương thực, cây công nghiệp. Nhóm đất đỏ vàng thường có màu nâu đỏ, đỏ vàng, hoặc vàng đỏ rực.
Được phân bố rộng khắp tỉnh, chiếm 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này phì nhiêu, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, hằng năm. Nhóm đất mùn vàng đỏ phân bố chủ yếu tại các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn. Lượng đất bao phủ
30 diện tích tự nhiên của tỉnh, thích hợp nuôi dưỡng các cây ăn quả, cây dược liệu quý và nhiều loại rau. Nhóm đất mùn alit chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, bao phủ diện tích một số vùng tại huyện Sa Pa, Văn Bàn, ... đây là loại đất thích hợp phát triển các cây gỗ như trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao. Các chuyên gia đánh giá diện tích đất alit có thể là thảm rừng đầu nguồn tuyệt vời cho tỉnh. Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa nằm ở sườn và chân sườn ít dốc được con người khai thác để tạo thành các ruộng bậc thang phục vụ mục đích nông nghiệp. Diện tích đất bao phủ 2% diện tích tự nhiên, thường xuất hiện ở các huyện tạo nên cảnh quan ruộng bậc thang tuyệt đẹp.
Tài nguyên nước: Lào Cai được biết tới với cái tên “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, vì vậy nơi đây được cung cấp một nguồn nước trù phú. Bên cạnh sông Hồng, sông Chảy cũng là con sông lớn đi từ Trung Quốc vào Việt Nam qua Lào Cai. Hai con sông lớn cùng hàng nghìn hệ thống sông, suối nhỏ khác tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh đầu tư phát triển công trình thủy điện vừa và nhỏ. Ngoài ra, nguồn nước nguồn được đánh giá có trữ lượng lớn, trữ lượng động 4.448 triệu m3 với chất lượng tốt, ít vi khuẩn. Theo điều tra, địa bàn tỉnh có nguồn nước khoáng, nước nóng nhiệt độc 40oC và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa chưa được lên kế hoạch khai thác.
Tài nguyên rừng: trữ lượng rừng toàn tỉnh có 51905 m3 gỗ. Trong đó, bao gồm 225m3 rừng tự nhiên, 51.680m3, gỗ nguyên liệu giấy 15.580m3. Để phù hợp với phương hướng phát triển bền vững, cơ quan chính quyền đã sắp xếp quy hoạch đất lâm nghiệp 358.747,69 ha, chiếm 56,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tỉnh Lào Cai có 1.196.000 cây tre, vần các loại, là môi trường sống của một số loài động vật. Theo các nghiên cứu, thực vật rừng tại Lào Cai rất đa dạng với 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành trong đó bao gồm nhiều loài quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến, .... các loài động vật trong vườn
quốc gia Hoàng Liên rất phong phú (16 loài trong sách đỏ Việt Nam, chim, thú, bò sát, nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm được bảo tồn gen trong kho tang quỹ gen.
Tài nguyên khoáng sản: Lào Cai thuộc nhóm những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước về số lượng và trữ lượng mỏ. Với 35 loại khoáng sản, 150 điểm mỏ giá trị lớn. Sở hữu nhiều loại khoáng sản như đồng, sắt, apatit, graphit, nguyên liệu cho gốm, sứ, thủy tinh, ... với trữ lượng lớn hàng đầu cả nước. Theo đánh giá từ các chuyên gia mỏ Apatit Cam Đường có trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ sắt Quý Sa 124 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn. Các mỏ hiện tại đang được đưa vào khai thác để phục vụ sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.