5. Kết cấu đề tài
2.4.2. Những hạn chế tồn tại
a) Về tính chính xác, bảo mật
Mặc dù có rất nhiều tiện ích khi sử dụng cơ sở dữ liệu với các nhà thầu nhưng còn nhiều vấn đề nhức nhối đối với các chủ đầu tư/ Bên mời thầu. Vì cơ sở dữ liệu được nhà thầu kê khai không được qua sự đối chiếu, chứng thực, xác thực với các hệ thống khác nên những thông tin mà bên mời thầu nhận được chưa có tính chính xác cao.
Ví dụ như nhà thầu kê khai tài chính thì dữ liệu này chưa được ánh xạ, so sánh hay xác thực với dữ liệu trên hệ thống của Tổng cục thuế.
b) Hạn chế về môi trường pháp lý
Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống pháp luật về ĐTMSC còn tồn tại nhiều hạn chế như: các văn bản luật còn chồng chéo, dàn trải tồn tại ở nhiều văn bản khác nhau, nhiều quy định còn thiếu sự thống nhất, đặc biệt các văn bản hướng dẫn thi hành luật còn thiếu những văn bản quy định chi tiết, cụ thể và rõ ràng về các quy định, tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về năng lực tài chính...và các văn bản hướng dẫn chi tiết về đấu thầu qua mạng. Các quy định của pháp luật về ĐTMSC còn tồn tại nhiều kẽ hở, thiếu chặt chẽ tạo cơ hội cho tình trạng lách luật, tham nhũng, lãng phí xảy ra. Tình trạng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật về ĐTMSC còn chậm được ban hành, do đó khi có Luật và Nghị định rồi, nhưng các địa phương và doanh
64
nghiệp vẫn phải chờ có Thông tư hướng dẫn mới thực hiện được, đặc biệt tình trạng một số quy định của luật và hướng dẫn trong lĩnh vực ĐTMSC còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể nên dễ dẫn tới tình trạng hiểu sai, hoặc gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện. Hiện nay, vẫn còn sự chưa đồng bộ, thống nhất giữa chính sách của một số ngành, lĩnh vực với pháp luật đấu thầu, bởi đối với hoạt động ĐTMSC, bên cạnh Luật Đấu thầu và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành (Luật ngân sách, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật hình sự, Luật cạnh tranh…), trong đó tồn tại những mâu thuẫn, chưa thống nhất, gây không ít khó khăn khi thực hiện.
c) Hạn chế về ứng dụng khoa học, kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn hạn chế do phát triển trên nền tảng công nghệ của Hệ thống KONEPS do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ từ năm 2009 nên người dùng còn gặp một số trở ngại khi thao tác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như chỉ tương thích với trình duyệt Internet Explorer; chức năng tìm kiếm, khai thác thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn chưa tối ưu hóa và tiện lợi…Số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng còn thấp, chỉ khoảng 30%, (115.000 nhà thầu đăng ký trên hệ thống nhưng chỉ có 38.342 nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng) nên chưa phát huy tốt nhất tính cạnh tranh, hiệu quả kinh tế của đấu thầu qua mạng. Nhiều gói thầu chỉ có 1 nhà thầu tham gia dự thầu, đồng thời tại các gói thầu này tỉ lệ tiết kiệm đều rất thấp.
Việc triển khai áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý đấu thầu mua sắm cũng như quản lý cơ sở dữ liệu của nhà thầu còn chậm, mức độ áp dụng còn chưa cao, do chưa được quan tâm đúng mức của nhà nước và do thiếu cơ chế áp dụng mô hình hợp tác công tư, kêu gọi đầu tư của khu vực tư nhân vào trong việc hỗ trợ kỹ thuật cùng nhà nước để thực hiện đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, cổng thông tin điện tử mạng đấu thầu quốc gia. Hiện nay, hệ thống mạng đấu 60 thầu quốc gia vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tốc độ xử lý dữ liệu còn chậm, mức độ bảo mật và an toàn
65
thông tin còn chưa cao, nhiều công đoạn trong quy trình trình xử lý thông tin trên hệ thống vẫn phải làm bằng hình thức thủ công, mất nhiều thời gian, công sức. Do đó trong thời gian tới, nước ta cần chú trọng quan tâm đầu tư và nâng cấp hơn trong việc vận dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động quản lý đấu thầu mua sắm công.