Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1.Giới thiệu chung

Ngày 29/12/2011, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm đấu thầu qua mạng giai đoạn 2009 – 2011 và đề xuất thực hiện đấu thầu qua mạng giai đoạn tiếp theo.

Sự ra đời của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là quy luật tất yếu nhằm tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong hoạt động mua sắm chính phủ.

Năm 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với sự trợ giúp của Chính phủ Hàn Quốc mà đại diện là Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), đã tiến hành xây dựng Hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn dựa trên Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử của Hàn Quốc (KONEPS) và được tối ưu hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong giai đoạn thí điểm, Hệ thống do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và vận hành cung cấp cho người sử dụng đầy đủ các chức năng từ đăng tải kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển, thông báo mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu cho đến đăng tải kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu… để lựa chọn nhà thầu thông qua 4 hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, và chỉ định thầu.

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đấu thầu) xây dựng, quản lý và vận hành có

36

địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định tại Khoản 26, Điều 4, Luật Đấu thầu.

Hiện nay trên thế giới, đấu thầu qua mạng đã trở thành xu thế tất yếu của rất nhiều quốc gia. Theo báo cáo của các nước đã triển khai, đấu thầu qua mạng có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 3% - 20% giá trị đấu thầu mua sắm, trung bình là 10%. Tại Việt Nam, tổng giá trị các gói thầu thực hiện theo Luật đấu thầu hàng năm khoảng 20% GDP tức hơn 20 tỷ USD. Như vậy, nếu chúng ta triển khai đấu thầu qua mạng cho tất cả các gói thầu (100%) có thể góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đôla, góp phần to lớn thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Quan trọng hơn, đấu thầu qua mạng làm tăng cường tính công khai minh bạch thông tin trong hoạt động đấu thầu, thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là sự cam kết của Việt Nam với các nhà tài trợ trên thế giới.

➢ Giai đoạn áp dụng ĐTQM từ 2009 đến nay,gồm 4 giai đoạn:

• Giai đoạn 1 từ năm 2009 – 2011: Xây dựng hệ thống thông tư hướng dẫn và thí điểm tại 3 đợn vị là Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội.

• Giai đoạn 2 từ năm 2012 – 2015: Mở rộng triển khai thí điểm trên phạm vi toàn quốc đồng thời nâng cấp khung pháp lý về ĐTQM: Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/ NĐ – CP, Thông tư về ĐTQM số 07/2015/TTLT – BKHĐT – BTC của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng ĐTQM giai đoạn 2016 – 2025

• Giai đoạn 3 bắt đầu từ năm 2016 – 2020: ĐTQM được triển khai chính thức trên phạm vi toàn quốc theo lộ trình quy định tại TTLT số 07/2015/TTLT – BKHĐT – BTC, Quyết định số 1402/QĐ – TTg ngày 13/07/2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng ĐTQM giai đoạn 2016 – 2025.

37

• Giai đoạn 4 bắt đầu từ năm 2020 đến nay: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 11/2019/TT – BKHĐT trong đó lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng giai đoạn từ 2020 đến 2025.

Hình 2.1. Các giai đoạn áp dụng ĐTQM ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 43 - 45)