5. Kết cấu đề tài
1.3.4. Kinh nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống đấu thầu ở một số
số Quốc gia.
Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hiệu quả tác động của mua sắm công qua mạng là rất lớn:
• Tại Đức: Giảm được 10-30% giá mua và 25-75% chi phí giao dịch.
• Tại Anh: 500 trường học giảm giá mua tới £100 triệu/năm.
• Châu Âu: Chi phí chuyển hệ sang sử dụng hệ thống simap.eu.int của
Châu Âu khoảng €10 triệu, việc dừng phân phối các hồ sơ tài liệu bằng giấy tiết kiệm khoảng €70 triệu/năm. Thời gian từ khi có yêu cầu đến khi ký hợp đồng giảm từ 52 ngày xuống còn 10-15 ngày.
• Rumani: Trong 4 tháng của năm 2003, khoảng 1000 cơ quan mua sắm
và 8000 nhà cung cấp tham gia với hơn 60.000 giao dịch trên hệ thống đấu thầu qua mạng của Chính phủ (e-GP) đã tiết kiệm được 22% ($35,5 triệu trên tổng số $161,4 triệu).
28
Bảng 1.2: Tỷ lệ tiết kiệm đạt được khi ứng dụng mua sắm công qua mạng STT Các nước đã triển khai % Tiết kiệm
1 Chương trình cải tiếm mua sắm
Welsh National Assembly (BVW) 3%
Northern Ireland Purchasing Agency 12% UK Central Government Departments 7%
2 Hệ thống mua bán qua mạng
UK OGC 5%
UK GCAT 10%
Chính phủ Đan Mạch 2-8%
3 Hệ thống đấu thầu điện tử
Chính phủ Canada (MERX) 15%
4 Đấu giá ngược
US Government – buyers.gov 7-10%
US Navy NAVICP 10-20%
(Nguồn: Australian Government Information Management Office, Review of the E-procurement Demonstration Projects, 2015)
Nhiều nước tiên tiến như Úc, Canađa, Đan Mạch, Phần Lan, Vương quốc Anh, Mỹ đã phát triển các chiến lược và xây dựng các hệ thống đấu thầu dành cho Chính phủ hơn 10 năm nay. Hiện nay còn nhiều nước khác như Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Mehico, New Zealand, Singapore, Thái Lan hoặc đã có hoặc đang triển khai phát triển các hệ thống và chiến lược đấu thầu qua mạng để đổi mới đấu thầu Chính phủ.
a) Hàn Quốc
Nhiều quốc gia trên thế giới coi đổi mới trong lĩnh vực mua sắm công là một trong những khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Hàn Quốc là một trong những quốc gia nhanh chóng có những thay đổi mang tính đột phá trong cải cách phương thức mua sắm công, điển hình là sự ra đời và hoạt động hiệu quả của Hệ thống đấu thầu điện tử. Mua sắm công là
29
một trong những vai trò quan trọng nhất của chính phủ. Nó xác định các nguồn cung cấp được mua bởi các tổ chức chính phủ và các hợp đồng cho các cơ sở và tiện nghi được xây dựng bởi khu vực công.
Kể từ khi được thành lập vào năm 2002, Cơ quan Dịch vụ Mua sắm Công (PPS) của chính phủ Hàn Quốc đã quản lý hệ thống mua sắm công trực tuyến, Hệ thống Mua sắm Điện tử Trực tuyến Hàn Quốc (KONEPS), còn được gọi là “ Nara Jangteo”(나라 장터), để giải quyết các hoạt động mua sắm của khu vực công theo cách thức số hóa. KONEPS là hệ thống mua sắm điện tử công quốc gia xử lý trực tuyến toàn bộ chu trình mua sắm, từ thông báo mời thầu và đấu thầu đến ký hợp đồng và thanh toán. Tất cả các tổ chức công công bố thông báo đấu thầu thông qua KONEPS và các nhà cung cấp có thể tham gia vào tất cả các đấu thầu khu vực công sau khi đăng ký một lần với KONEPS, ngoại trừ các dự án mua sắm trong lĩnh vực quốc phòng. KONEPS là hệ thống mua sắm điện tử công quốc gia của Hàn Quốc, xử lý trực tuyến toàn bộ chu trình mua sắm. Hệ thống bao gồm thông báo đấu thầu, đấu thầu, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến.
Hình 1.5. Sơ đồ các bên liên quan của KONEPS
30
Năm 1997, Cục Mua sắm công Hàn Quốc (PPS) bắt đầu triển khai nghiên cứu đấu thầu điện tử song song với một loạt các hệ thống khác như hệ thống trao đổi tài liệu điện tử, cửa hàng trực tuyến (shopping mall), thanh toán điện tử và bảo lãnh điện tử nhằm phục vụ cho hệ thống đấu thầu điện tử.
Năm 2002, hệ thống đấu thầu điện tử của Hàn Quốc - KONEPS (Korean Online E-Procurement System) chính thức ra mắt và mọi tổ chức công từ trung ương tới địa phương đều có thể tiếp cận. Thông qua KONEPS, tất cả quy trình đấu thầu từ đăng tải thông báo mời thầu, ký kết hợp đồng đến thanh toán đều được tự động hóa hoàn toàn. Không những thế, KONEPS còn được xem là dịch vụ một cửa (one-stop service) nhờ có sự liên kết với hơn 80 hệ thống bên ngoài của các cơ quan nhà nước và tư nhân như thuế, ngân hàng, công ty chứng thực số (CA), công ty bảo lãnh, hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc…
Khi đã đăng ký vào KONEPS, nhà thầu có thể tham gia vào tất cả các gói thầu sau này và kiểm tra các thông tin liên quan đến gói thầu đó. Theo thống kê, tính đến hết năm 2008, số lượng tổ chức công và doanh nghiệp đăng ký vào KONEPS lần lượt là 39.000 và 152.000 đơn vị với giá trị giao dịch lên tới 63 tỷ USD, đưa KONEPS trở thành một trong những “chợ ảo” lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, để xây dựng được KONEPS, PPS gặp phải không ít khó khăn. Trước hết ngay trong nội bộ PPS, nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của dự án: Liệu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Hàn Quốc có đáp ứng được yêu cầu? Đấu thầu điện tử có hạn chế chức năng và giảm vai trò của PPS? Chưa kể đến là phải có sự ủng hộ và thống nhất cao của các cơ quan ban ngành thuộc Chính phủ nhằm tạo ra một hệ thống tích hợp. Khung pháp lý cũng cần phù hợp với hệ thống đấu thầu điện tử. Thêm vào đó là sự do dự của các tổ chức công và nhà thầu vì hệ thống này hoàn toàn mới trong khi họ đã quen với phương thức đấu thầu truyền thống dựa trên giấy tờ.
Để giải quyết những khó khăn trên, PPS đã thành lập Ủy ban hỗ trợ KONEPS bao gồm 10 cơ quan chính phủ như Bộ Kinh tế và Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Ngân sách… Thông qua đó, một loạt thay đổi đã được thực hiện. Trước tiên phải kể đến là việc sửa đổi quy định
31
về đáu thầu mua sắm công và các quy định liên quan phù hợp với hệ thống đấu thầu điện tử.
Bên cạnh đó, KONEPS được liên kết với 54 đơn vị ngoài hệ thống như các công ty bảo lãnh, chứng thực số, hiệp hội công nghiệp… Để giải quyết trong nội bộ, PPS nhấn mạnh vào vai trò và chức năng mới khi KONEPS được triển khai, với nhận thức: “không đổi mới và minh bạch PPS sẽ không tồn tại”; đồng thời đề ra mục tiêu rõ ràng: xây dựng KONEPS thành hệ thống đấu thầu điện tử hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, PPS tổ chức các chiến dịch truyền thông và các khóa đào tạo trên toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng đối với hệ thống đấu thầu mới. PPS nhấn mạnh vào lợi ích mà hệ thống mới mang lại: minh bạch và hiệu quả cao hơn; an ninh mạng cũng được đảm bảo do hệ thống sử dụng chữ ký số và mã hóa thông tin. Và từ khi đi vào hoạt động đến nay, kết quả mà KONEPS mang lại thực sự rõ rệt. Hàng năm PPS tiết kiệm được gần 4,5 tỷ USD, trong đó tiết kiệm của doanh nghiệp tư nhân chiếm 90%. Cụ thể, tiết kiệm 4,1 tỷ USD cho thời gian và chi phí đi lại; 0,4 tỷ USD từ việc loại bỏ giấy tờ theo quy trình đấu thầu truyền thống. KONEPS còn giúp PPS ngăn chặn các vụ việc tham nhũng phát sinh trong quá trình tổ chức đấu thầu.
Sự chú ý của thế giới đối với hệ thống mua sắm điện tử của Hàn Quốc đã dẫn đến nhiều mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Tính đến tháng 11 năm 2016, hệ thống mua sắm trực tuyến do chính phủ Hàn Quốc sử dụng đã được xuất khẩu sang bảy quốc gia. KONEPS được xuất khẩu sang Việt Nam năm 2008 trị giá khoảng 1,78 triệu USD, sang Costa Rica năm 2009 trị giá khoảng 0,31 triệu USD, sang Mông Cổ năm 2010 (4,16 triệu USD), sang Tunisia năm 2011 (5,7 triệu USD), sang Cameroon năm 2013 (1,1 triệu USD), sang Rwanda (5,07 triệu USD) và sang Jordan năm 2015 (8,5 triệu USD).
Trong số đó, hệ thống mua sắm trực tuyến của Costa Rica, Mer-link, đã được trao Giải thưởng ExcelGov từ Mạng lưới các nhà lãnh đạo chính phủ điện tử của Mỹ Latinh và Caribe vào năm 2012. Tại Tunisia, TUNEPS, phiên bản
32
địa phương của KONEPS, đã được công nhận là Vô địch khu vực trong chương trình Đối tác Chính phủ Mở 2015.
Đặc biệt, tính minh bạch và hiệu quả của công tác đấu thầu được nâng cao. Kể từ khi triển khai hệ thống đấu thầu điện tử, KONEPS được chọn là mô hình mẫu mực cho đấu thầu tại diễn đàn chống tham nhũng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD năm 2004. Năm 2006, KONEPS còn giành giải thưởng công nghệ thông tin xuất sắc toàn cầu do Liên minh Dịch vụ và công nghệ thông tin thế giới trao giải. Điều này đồng nghĩa với việc KONEPS trở thành một trong những thương hiệu hàng đấu thế giới về đấu thầu điện tử. Thành công của KONEPS còn góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Việc ứng dụng chữ ký số và công nghệ mã hóa của KONEPS đã thúc đẩy phát triển hạ tầng giao dịch điện tử. Công nghệ và kinh nghiệm triển khai thương mại điện giúp thu hẹp khoảng cách số giữa các tập đoàn và doanh nghiệp nhỏ và vừa./.
b) Hoa Kỳ
Các hệ thống quản lý CSDL về nhà thầu của liên bang Hoa Kỳ Luật đấu thầu liêng bang quy định Bên mời thầu/Nhà thầu phải cung cấp, sử dụng thông tin trên các Hệ thống Công nghệ thông tin trong quản lý đấu thầu cảu chính phủ Liên bang Mỹ bao gồm 3 hệ thống chính có trao đổi cơ sở dữ liệu với nhau, bao gồm:
1. Hệ thống quản lý thông tin nhà thầu – SAM (System for Award Management)
2. Hệ thống đánh giá năng lực nhà thầu – CPARS (Contractor Performance Assessment Reporting System)
3. Hệ thống truy vấn dữ liệu năng lực nhà thầu – PPIRS (Past Performance Information Retrieval System)
Ngoài ra, còn có các hệ thống khác:
- Các văn bản Luật và quy định về đấu thầu được đăng tải trên trang www.acquisition.gov;
33
- Luật đấu thầu liên bang cũng quy định thông tin về các gói thầu trên $25,000 của Chính phủ liên bang phải được đăng tải trên hệ thống FBO (Federal Business Opportunities) tại địa chỉ www.fbo.gov. Hệ thống FBO cũng cấp các giao diện thuận lợi cho việc kết nối với các hệ thống đấu thầu điện tử bên mời thầu. Việc tổ chức đấu thầu được thực hiện theo quy định của từng bang, nhưng không được trái với Luật đấu thầu liên bang.
34
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN HỆ THỐNG MẠNG ĐẤU THẦU QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia