Các chức năng của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2. Các chức năng của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Hiện nay, toàn bộ quy trình khai hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống, các giao dịch phê duyệt, thông báo kết quả xử lý và thanh toán chi phí người sử dụng được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng. Hệ thống gửi thông báo tình trạng xử lý hồ sơ theo thời gian thực qua thư điện tử đến người sử dụng. Hệ thống hiện tại bao gồm 4 chức năng:

Hình 2.2. Các chức năng của hệ thống Giai đoạn 1: 2009 - 2011 Giai đoạn 2: 2012 - 2015 Giai đoạn 3: 2016 - 2020 Giai đoạn 4: Từ năm 2020 đến nay Cổng thông tin (Portal) Quản lý người dùng (User Management)

Đấu thầu điện tử (e-Bidding)

Hỗ trợ người

dùng (Call Center)

38

❖ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tổng thể của Việt Nam dự kiến bao gồm 11 thành phần, cụ thể như sau:

- Cổng thông tin (Portal): Là giải pháp điện tử nhằm cung cấp thông tin tích hợp trên hệ thống e-GP (Govermant Procurement) và đóng vai trò như một điểm truy cập tích hợp đối với các hệ thống dịch vụ e-GP chi tiết, đóng vai trò như cổng kết nối cho tất cả các hoạt động gắn liền với Bên mời thầu và nhà thầu.

- Quản lý người dùng (User Management): Là giải pháp điện tử để quản lý thông tin chi tiết người dùng hệ thống.

- Hỗ trợ người dùng (Call Center): Là giải pháp điện tử để xử lý các yêu cầu qua điện thoại, Internet và các công cụ hỗ trợ khác một cách nhanh chóng và chính xác, dịch vụ hỗ trợ người sử dụng tích hợp cung cấp sự trợ giúp nhà thầu, bên mời thầu và các cơ quan tổ chức có liên quan khi sử dụng hệ thống.

- Đấu thầu điện tử (e-Bidding): Là giải pháp điện tử nhằm tiến hành đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn theo quy định của Luật Đấu thầu.; - Mua sắm điện tử (e-Shopping Mall): Là giải pháp điện tử để tiến hành các quy trình nghiệp vụ trong mua sắm thường xuyên các hàng hóa và dịch vụ đã được tiêu chuẩn hóa theo hợp đồng theo đơn giá, từng bước thực hiện hình thức mua sắm công tập trung qua mạng theo thông lệ quốc tế.

- Hợp đồng điện tử (e-Contract): Là giải pháp điện tử để tiến hành các quy trình nghiệp vụ bao gồm đàm phán, ký kết, giám sát các hợp đồng mua sắm hàng hoá, xây lắp dân dụng và các dịch vụ tư vấn.

- Thanh toán điện tử (e-Payment): Là giải pháp điện tử để tiến hành các quy trình nghiệp vụ thanh toán trong đấu thầu/mua sắm công.

- Danh mục sản phẩm (e-Catalog): Là giải pháp điện tử cung cấp các chức năng như tìm kiếm sản phẩm, quản lý, phân loại và quản lý thuộc tính tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm.

- Văn bản điện tử (e-Document): Là giải pháp điện tử để khởi tạo, xử lý và phân phát các văn bản/tài liệu điện tử cần thiết khi triển khai hệ thống đồng thời

39

có khả năng kết nối với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tạo điều kiện thuận tiện cho người sử dụng và phân phối văn bản điện tử cần thiết trong vận hành hệ thống.

- Cơ sở dữ liệu năng lực kinh nghiệm nhà thầu (Supplier’s Performance Management): Là giải pháp điện tử để quản lý thông tin do các hiệp hội nhà thầu hoặc các cơ quan quản lý có liên quan cung cấp như năng lực quản lý, hồ sơ xây dựng, thông tin về nhân lực kỹ thuật cần có để đánh giá năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của nhà thầu.

- Bảo lãnh điện tử (e-Guarantee): Là giải pháp điện tử cho phép phát hành bảo lãnh điện tử cho các doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh và chuyển phát bảo lãnh. Hai chức năng này được thực hiện dựa trên trao đổi văn bản điện tử phục vụ các nghiệp vụ bảo lãnh trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ở việt nam và kiến nghị (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)