CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (Trang 27 - 32)

THỤ SẢN PHẨM

1/ Môi trường địa lý, sinh thái của doanh nghiệp

Vị trí của doanh nghiệp như thế nào ảnh hưởng trực tiếp việc tiến hành các dịch vụ hậu cần:

Thứ nhất nó ảnh hưởng đến cước phí vận tải mà doanh nghiệp phải trả. Vì nếu doanh nghiệp có vị trí thuận lợi (gần đường giao thông) thì việc vận tải sẽ rất thuận lợi. Nếu doanh nghiệp không thuận lợi về đường giao thông thì có để có thể đưa sản phẩm hàng hóa lên xe thì doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên chở hàng hóa từ kho doanh nghiệp ra xe như vậy doanh nghiệp phải mất thêm chi phí vận tải.

Đặc biệt cước phí vận tải còn phụ thuộc nhiều vào việc hàng hóa sẽ được vận chuyển đến đâu. Nêú quãng đường vận chuyển ngắn thì cước phí nhỏ hơn so với những tuyến đường vận tải xa.

Vị trí thuận lợi thì giúp cho hoạt động kho bãi cũng được thuận lợi chẳng hạn như khách hàng muốn thuê dịch vụ kho bãi của doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa hàng hóa vào kho doanh nghiệp. Đồng thời sẽ có nhiều khách hàng thuê dịch vụ kinh doanh kho bãi của doanh nghiệp, giá dịch vụ cho thuê vì thế mà có thể cao hơn.

2/Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Đây là một vấn đề được coi là nhạy cảm nhất đối với doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh đều gặp khó khăn nhất đó là vấn đề tài chính. Như vậy tài chính có tính quyết định rất cao đối với các hoạt động trong sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động dịch vụ hậu cần thì tài chính của doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với việc hoàn thiện, phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần. Vì khi tiến hành hoạt động

nào cũng vậy cần có sự đầu tư tiền của vào hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ người lao động cho doanh nghiệp. Mà nếu không có tài chính thì làm sao có thể thực hiện được.

Hơn nữa khi doanh nghiệp đầu tư được một cơ sở vật chất tốt và hiện đại, đào tạo được đội ngũ lao động dịch vụ chuyên nghiệp còn nâng cao chất lượng của các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp. Vì khi ấy nó sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kho bãi, vận tải, giao nhận trong doanh nghiệp.

Mặt khác khi doanh nghiệp có kế hoạch phát triển các dịch vụ hậu cần thì kế hoạch này phải phù hợp với tình hình tài chính của công ty. Nếu không kế hoạch đó không khả thi, không thể thực hiện được

4/ Nguồn nhân lực của công ty

Có thể nói con người là một nguồn lực vô giá, bất kỳ một hoạt động nào mà không có sự góp sức của con người thì nó không thể hoàn hảo được. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ thì vai trò của con người càng trở nên quan trọng. Vì chất lượng của một sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào sự tương tác, tiếp xúc giữa người làm dịch vụ và khách hàng.

Dịch vụ hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm bao gồm các hoạt động giao nhận, kho bãi vận tải thì nhân viên thực hiện các hoạt động này là nhân viên kho, nhân viên vận tải, nhân viên giao nhận của doanh nghiệp. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là người trực tiếp thực thi các hoạt động dịch vụ vì vậy chất lượng dịch vụ như thế nào là quyết định bởi đội ngũ nhân viên này. Thái độ, cách phục vụ của họ thể hiện chất lượng dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp, thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt bạn hàng, khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tạo cho nhân viên của mình một tác phong làm việc công nghiệp, thái độ tận tụy với khách hàng và tinh thần làm việc đồng đội, hợp tác để hoạt động dịch vụ hậu cần đạt kết quả cao nhất. Ngoài việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên hiện có doanh nghiệp

cần tuyển dụng được những nhân viên mới có trình độ, chuyên môn về nghiệp vụ các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ, những nhân viên năng động, có tinh thần trách nhiệm cao..

5/ Nhu cầu của khách hàng và tình hình tiêu thụ trên thị trường

Trong thời đại ngày nay khách hàng luôn được coi là thượng đế, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm phục vụ tốt nhất thượng đế của mình. Thậm chí người ta còn coi khách hàng là người trả lương cho doanh nghiệp, mỗi khách hàng đều đóng góp nên thành công của doanh nghiệp.

Với tiêu chí hoạt động đó thì các hoạt động dịch vụ phải đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Doanh nghiệp cần phải tạo được những dịch vụ mới để thu hút hơn nữa khách hàng của doanh nghiệp. Hơn nữa thái độ của khách hàng, nhu cầu của khách hàng quyết định hướng phát triển của các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm. Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp sẽ quyết định là nên phát triển các dịch vụ nào. Hơn nữa doanh nghiệpcần phải căn cứ vào lượng khách hàng có nhu cầu về một dịch vụ nào đó rồi quyết định xem có nên cung cấp dịch vụ ấy không. Nhưng để biết được các nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp cần tiến hành công tác nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra các dịch vụ hậu cần hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm về mặt chi phí. Mặt khác trên thị trường hiện nay người ta luôn cố gắng cung cấp dịch vụ tốt nhất để tăng cường cạnh tranh. Vì thế làm tốt công tác dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đồng thời doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để có những kế hoạch điề chỉnh các dịch vụ này cho phù hợp hơn,góp phần tiết kiệm các chi phí một cách tối đa.

Dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm bao gồm dịch vụ giao nhận, kho bãi, vận tải. Để tiến hành các dịch vụ trên doanh nghiệp cần có hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải, các công cụ dụng cụ phục vụ cho vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. Sản phẩm khi được sản xuất thường chưa đưa vào lưu thông ngay mà luôn luôn được dự trữ trong kho bãi. Một phần nó dự trữ tạm thời khi nào gom đủ hàng sẽ tiến hành chuyên chở, một phần khác nó chưa được sử dụng ngay mà cần phải dự trữ, bảo quản. Vậy muốn dự trữ được cần có hệ thống kho bãi với cơ sơ vật chất đầy đủ.

Sản phẩm có được bảo toàn về mặt số lượng, chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống kho bãi có đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết hay không chẳng hạn như về nhiệt độ, độ ẩm.

Thậm chí cơ sở vật như thế nào còn quyết định tính nhanh chóng trong việc đưa hàng vào kho, lên và bốc dỡ hàng xuống phương tiện vận tải. Việc bốc hàng chậm trễ đôi khi xảy ra các rủi ro như hàng ướt, hàng bị hỏng, hàng bị mất cắp. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp không có phương tiện vận tải thì sẽ không chủ động được trong việc chuyên chở, có khi hàng bốc ra kho vài ngày rồi mà vẫn không có phương tiện chuyên chở, gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm.

Chính vì thế để đạt hiệu quả cao trong công việc kinh doanh cần chuẩn bị tốt hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật

7/Mức độ cạnh tranh trên thị trường

Tại Việt Nam thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất gay gắt, đơn giản chỉ lấy ví dụ về một dịch vụ đó là dịch vụ thuê bao di động cũng có thể thất rõ điều này,họ luôn cạnh tranh và đưa ra những chương trình khuyến mãi, những chính sách giảm cước mới. Tất nhiên khách hàng là người được hưởng lợi đầu tiên từ việc này nhưng mục địch chính của họ là lôi kéo thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Điều này không chỉ đúng trong

nghành dịch vụ mà trong nghành sản xuất cũng vậy, họ luôn đưa ra các dich vụ mới nhằm làm hài lòng khách hàng của mình. Mặc dù hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm là một dịch vụ mang tính sản xuất nhưng nó cũng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn thì người ta sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển các dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp vì đây là một vũ khí cạnh tranh đặc biệt, nó thể hiện một nét đặc thù của từng doanh nghiệp không ai giống ai.

8/Nhân tố quản trị

Việc tổ chức thực hiên các dịch vụ hậu cần vật tư nếu không có yếu tố kiểm tra giám sát sẽ không đạt mục đích đề ra. Nhà quản trị có vai trò rất lớn,vì họ vừa là những người có chuyên môn đồng thời cũng có kinh nghiệm. Ở khía cạnh thứ nhất thì nhà quản trị về dịch vụ hậu cần phải biết về các dịch vụ vận tải, cước phí vận tải, tình hình kho bãi, tình hình tiêu thụ trên thị trường…Thứ hai nhà quản trị còn phải hiểu mối quan hệ của chuỗi các dịch vụ hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm, biết cách liên kết, phối hợp hài hòa hoạt động của logistics với các hoạt động khác trong doanh nghiệp cũng như với doanh nghiệp và khách hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VẢI

CÔNG NGHIỆP HÀ NÔI

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w