I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ
3/ Khái khoát về thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3.2/ Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh
- Hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp May
Chuyên gia công các sản phẩm may mặc như áo jacket, quần áo bảo hộ lao động, quân trang, quân dụng cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.Nguyên vật liệu chính sử dụng tại xí nghiệp chủ yếu là nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, vì thế mà giá thành sản phẩm khá cao làm kém khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế
Quy trình sản xuất tại xí nghiệp may là quy trình sản xuất kiểu lien tục, chu kỳ sản xuất xen kẽ và liên tục
Xí nghiệp may được tổ chức thành hai phân xưởng: px1 và px2. Trong các phân xưởng lại tổ chức thành các tổ: tổ 1, tổ 2, …Mỗi tổ chức có một tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý phân xưởng và các thành viên trong quá trình làm việc.
Sơ đồ1.1
Quy trình sản xuất tại xí nghiệp may
Nguyên liệu
(vải chỉ, kéo, khoá) May (may cổ, tay, thân ghép, hoàn thành sản phẩm)
Nhập kho
Là, đóng gói đóng kiện
Kiểm tra chất lượng
§ Cắt (trải vải, giác mẫu, đính số, cắt)
- Hoạt động sản xuất tại xí nghiệp vải mành
Xí nghiệp vải mành chuyên sản xuất các loại vải: vải mành để cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất bia( làm lưới lọc bia), sợi xe để cung cấp cho các xí nghiệp chỉ khâu dân dụng, vải mành PA nhúng keo(vải mành nilon) cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất lốp ô tô, xe máy, xe đạp.
Sơ đồ 1.2
Quy trình và công nghệ sản xuất vải mành
Sợi đơn Sợi đơn coton
Máy đậu Máy xe lần 1 Máy xe lần 2 Sợi dọc Máy dệt Nhúng keo Đóng gói Nhập kho Máy suốt Sợi ngang
-Đặc điểm của xí nghiệp vải không dệt
Mỗi xí nghiệp có một quy trình sản xuất sản phẩm khác nhau, một phần do tính chất đặc thù của sản phẩm vải không dệt thì quy trình sản xuất nó cũng rất là riêng biệt:
Sơ đồ 1.3
Quy trình công nghệ sản xuất ở Xí nghiệp Vải không dệt.
Xơ PP, PE Máy xe Máy xếp lớp Máy xuyên kim 1
Đóng gói vải
mộc Máy cuộn cắt Máy xuyên kim 2
Máy cán nhiệt
định hình Đóng gói vải thành phẩm Kiểm vải
Nhập kho
3.3/ Đặc điểm về tổ chức quản lý
Công ty được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty: Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu ‘Tham mưu trực tuyến chức năng’. Các phòng ban có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự chỉ đạo quản lý của Ban giám đốc. Các phòng ban tham mưu cho Ban giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình, giúp Ban giám đốc có các quyết định có lợi cho Công
Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Trong đó:
- Giám đốc Công ty:
Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là người chỉ đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH XÍ NGHIỆP MÀNH XÍ NGHIỆP MAY XÍ NGHIỆP VẢI KHÔNG DỆT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG SẢN XUẤT KDXNK PHÒNG CÔNG NGHỆ CHẤT LƯỢNG NGÀNH CƠ ĐIỆN
động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty theo luật lao động của Nhà nước ban hành.
Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp quản lý các bộ phận sau: - Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Sản xuất kinh doanh XNK - Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Công nghệ - Chất lượng - Ngành cơ điện
- Xí nghiệp Mành
- Xí nghiệp Vải không dệt
- Phó giám đốc Công ty:
+ Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được phân công và ủy quyền, giúp giám đốc quản lý các mặt hoạt động và điều hành công tác nội bộ chính của Công ty.
+ Trực tiếp quản lý phòng Tổ chức - Hành chính và Xí nghiệp May.
Các phòng chức năng
- Phòng Tổ chức - Hành chính:
+ Chức năng : Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện các chức năng về tổ chức cán bộ, Hành chính quản trị và kinh doanh dịch vụ (tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương).
- Phòng Tài chính – Kế toán
+ Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất; hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty; giám sát tổ chức kiểm tra công tác Tài chính, kế toán.
+ Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư.
Thực hiện các nghiệp vụ tiếp thị, marketting, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hàng mẫu, quảng cáo thương hiệu hàng hoá.
- Phòng Công nghệ - Chất lượng
Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý chất lượng của hệ thống sản xuất toàn công ty và tham mưu để giải quyết các vấn đề khiếu nại, khiếu kiện tranh chấp liên quan đến chất lượng sản phẩm của công ty.
- Ngành cơ điện:
Chức năng
Điều hành toàn bộ hệ thống điện - tự động hoá công ty, hệ thống thiết bị dây chuyền sản xuất vải mành, Vải không dệt và các thiết bị khác theo yêu cầu của công ty;